Ni Trưởng Trừng Diên Diệu Huệ

Personal Information

Danh Tánh
Ni Trưởng Trừng Diên Diệu Huệ
Gender ♀️ Female

Hành Trạng

Additional Info

Ni Trưởng Trừng Diên Diệu Huệ (1895 - 1965)
Chùa Hoàng Ân - Huế

Thế danh Hồ Thị Huyên, Pháp danh Trừng Diên, Pháp tự Diệu Huệ, thuộc dòng Lâm tế Chánh Tông đời thứ 42, Ni trưởng sanh năm Ất Mùi (1895). Con thứ hai của cụ Khánh Mỹ Quận công Hồ Đắc Trung. Chánh quán làng An Tuyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình quyền quý, nền nếp nho phong. Ni trưởng được theo đòi nghiên bút rất sớm, nên tinh thông Nho học.
Năm Quý Sửu (1913), được 18 tuổi, vâng lời song thân lập gia đình với cụ Lễ bộ Thượng thơ Ưng Úy. Sanh hạ một trai là Nguyễn Phước Bửu Hội, sau này được gọi là nhà bác học Bửu Hội.
Năm Ất Hợi (1935), Ni trưởng xin xuất gia nhưng Hòa thượng Giác Tiên không đồng ý. Hòa thượng bảo ở nhà để lo việc ngoại hộ cho Phật pháp và Hòa thượng thọ ký cho giữ 10 giới với Pháp tự là Diệu Huệ.
Tuy ở nhà, Ni trưởng vẫn giữ trai giới tập hạnh xuất gia. Hằng ngày Ni trưởng chuyên lo tụng kinh bái sám, cầu mong được Bổn sư cho chính thức xuất gia càng sớm càng tốt. Ni trưởng tuy biết nguyện chưa đến nhưng Ni trưởng vẫn không nản chí, Ni trưởng nghĩ ra một kế sách để được chồng đồng ý là tìm cách cưới vợ thứ cho chồng để chuẩn bị xuất gia.
Năm Mậu Tý (1948), Ni trưởng cùng cụ Ưng Úy ra Bắc.
Cơ duyên đã đến, năm Nhâm Thìn (1952), Ni trưởng trở về Nam rồi qua Pháp thăm con là Bửu Hội. Khi về nước, vì Ni trưởng đã được chính thức xuất gia sau khi đã hoàn thành một vài việc trong nhà cũng như việc ngoại hộ cho Phật pháp; Ni trưởng xuất gia học Phật tại Ni viện Hoàng Ân, cách Tổ đình Trúc Lâm 800 mét.
Năm Ất Mùi (1955), Ni trưởng được thọ Tỳ kheo Ni giới tại giới đàn Bảo Quốc.
Năm Quý Mão (1963), chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, Ni trưởng cùng sư Ni trưởng Diệu Không là chị em vào Nam để tổ chức biểu tình trước dinh Độc Lập đòi quyền bình đẳng tôn giáo.
Ni trưởng thừa lệnh đức Pháp chủ Thích Tịnh Khiết, ở lại luôn tại Sài Gòn. Ni trưởng đã tham gia tất cả các cuộc biểu tình cũng như tuyệt thực. Ni trưởng đã xin phép được tự thiêu để bảo vệ chánh pháp. Ý nguyện tự thiêu chưa thành thì chùa chiền bị phong tỏa, Tăng Ni Tín đồ bị tấn công tới tấp. Ni trưởng cũng bị bắt cũng như tất cả quý Tăng Ni Tín đồ Phật tử. Ni trưởng và đức Pháp chủ Thích Tịnh Khiết bị giam lỏng tại bệnh viện Cộng Hòa. Tuy vậy, Ni trưởng cũng có dịp nói rõ sự thật cho phái đồn Liên Hiệp Quốc về sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm và về Thư từ con (của Ni trưởng và con là Giáo sư Bửu Hội).
Bức thư của Ni trưởng làm chấn động cả trong và ngoài nước. Vì thời gian đó, Giáo sư Bửu Hội đã bị chính quyền nhà Ngô mua chuộc. Giáo sư Bửu Hội vì không rõ hư thực ra sao nên đã lên án Phật giáo theo luận điệu của nhà Ngô. (Vì, như vậy là Giáo sư Bửu Hội chỉ biết quyền lợi riêng chứ không nghĩ gì về Phật pháp cũng như quyền lợi của quần chúng).
Tuy nhiên, Giáo sư Bửu hội lại là người có công trong cuộc đấu tranh 63. chính Giáo sư là người đứng ra lo liệu tài chính chuyển tải tài liệu của cuộc đấu tranh Phật giáo cho Liên Hiệp Quốc và sau đó ông U-than Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đã cử phái đồn qua điều tra vụ đàn áp của Chính quyền Diệm đối với Phật giáo.
Ni trưởng rất thông Hán tự từ thuở nhỏ nên đọc và học nhiều bộ Kinh Đại thừa rất cao siêu, đồng thời, Ni trưởng đã được hiểu rõ một phần lớn về thâm áo những gì trong kinh đã dạy.
Cuối năm Ất Tỵ (1965), Ni trưởng mơ thấy Địa Tạng Vương Bồ tát về đem Ni trưởng đi; Ni trưởng phát tâm trì tụng kinh Địa Tạng và nhờ sư huynh Mật Hiển chú nguyện đúc một pho tượng Địa Tạng. Khi tượng đã đúc xong, Ni trưởng ngồi trước tôn tượng để chiêm bái và lấy làm hoan hỷ lắm; đồng thời Ni trưởng vui vẻ nói :
- Thế là đủ. Bây giờ, bất cứ giờ nào con theo ngài cũng được.
Ngày 11 tháng 12 năm ấy, Ni trưởng lâm bệnh.
Ngày 14, sư huynh Mật Nguyện cho đón Ni trưởng từ Ni viện Diệu Đức ra Tổ đình Linh Quang.
Ngày 16, Ni trưởng thưa với sư huynh Mật Nguyện để cung thỉnh Hòa thượng Thuyền Tôn và sư huynh Mật Hiển cùng chư Đại đức Tăng Ni hộ niệm cho Ni trưởng.
Chư Tăng Ni đông đủ, Ni trưởng hỏi :
- Đã đến giờ Ngọ chưa ?
Quý sư cô đến bên cạnh thưa :
- Dạ, vừa đúng .
Ni trưởng nằm nghiêng người, miệng niệm Phật và từ từ trút hơi thở cuối cùng một cách nhẹ nhàng .
Trong lúc này cả gian phòng hòa đồng :
- Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, để hộ niệm và phò chơn linh của Ni trưởng đi vào cõi tịnh.
Dù xuất gia hay tại gia, cuộc đời của Ni trưởng luôn luôn tận tụy với Phật pháp.
Tháp Ni trưởng được xây cất về phía Tây của khuôn viên chùa Trúc Lâm.
Trước tháp Ni trưởng, thiền sư Bích Phong chùa Quy Thiện có tặng câu đối:
Chánh đạo kiêm triêu quy tảo địa,
Phùng vinh chỉ nhật tiến trầm lung .
Ghi chú: Trước khi Sư Ni trưởng xuất gia đầu sư với tổ Giác Tiên, Ni trưởng đã thọ tam quy ngũ giới với Thiền sư Lương Duyên ở Tổ đình Từ hiếu, nên Sư Ni trưởng đã có đồng chữ Trừng với Tổ. Điều cần nói thêm: Ni trưởng Thích Nữ Diệu Huệ được tổ Giác Tiên cho Pháp tự như xuất gia, nhưng phải ở nhà lo phần ngoại hộ cho Phật pháp. Tổ tịch từ lâu mà Ni trưởng mới được chính thức là tu sĩ và Y chỉ theo hai vị sư huynh là ngài Mật Hiển và ngài Mật Nguyên. Sư Ni trưởng là chị ruột của sư Ni trưởng Diệu Không, nên khi xuất gia, nhập chúng tại chùa Hoàng Ân do sư Ni trưởng Diệu Không khai sáng và được bảo bọc về mọi mặt. Ni trưởng có công lớn một phần nào trong những ngày pháp nạn 1963.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.