TS Ấn Hướng Pháp Nhãn

Personal Information

Danh Tánh
TS Ấn Hướng Pháp Nhãn - Ðời Thứ 38 Tông Lâm Tế - Ðời Thứ 6 Dòng Lâm Tế Chúc Thánh
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Thiền Sư Ấn Hướng - Tổ Ðồng - Pháp Nhãn
印 珦 祖 峒 法 眼 (1858 - 1912): Chùa Phước Sơn


 
Hòa thượng Pháp Nhãn (Mộc Y)

Hòa thượng thế danh Nguyễn Tấn Kỳ, sinh năm Ðinh Tỵ (1858) tại thôn Châu Tử, xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Luận và thân mẫu là cụ bà Trương Thị Hiếu.
Sinh ra trong gia đình nho phong nề nếp nên ấu thời Ngài theo Nho học. Ðến lúc trưởng thành thì đất nước đang bị thực dân Pháp đã đánh chiếm các tỉnh miền Nam và lấn dần vị thế Nam triều tại miền Bắc và Trung, triều đình nhà Nguyễn bất lực nên đã đầu hàng. Năm 1884, vua Hàm Nghi lên ngôi và tìm một giải pháp cứu nguy dân tộc.
Ngày 23 tháng 5 năm 1885, nhà vua xuất bôn, xuống chiếu Cần Vương, sĩ phu khắp các nơi hưởng ứng tham gia tích cực. Tại Quảng Ngãi, một Nghĩa Hội được thành lập do các vị Lê Trung Ðình, Nguyễn Tự Tân lãnh đạo, Ngài tạm thời gác bút nghiên, lưng trên yên ngựa ngõ hầu đền nợ nước ân vua và trở thành yếu nhân của Nghĩa hội Quảng Ngãi.
Tháng 6 năm 1885, sau trận đánh tại Cầu Cháy, nghĩa quân thất trận, các thủ lĩnh phần lớn hy sinh, từ đó Nghĩa hội Quảng Ngãi tan rã. Thấy vận nước đến lúc suy vi nên Ngài xuất gia đầu Phật, ngõ hầu tìm con đường mới cứu độ chúng sinh. Trước khi xuất gia, Ngài để lại hai câu thơ như sau:
Cái dùi lực sĩ quăng đâu đó
Nương cửa Bồ–đề đỡ chuối xôi.
Khoảng năm 1888, Ngài đến quy y thế phát với Hòa thượng Chương Nhẫn–Từ Nhân tại Tổ đình Viên Quang, Bình Sơn và được Bổn sư ban cho pháp danh Ấn Hướng, tự Tổ Ðồng, hiệu Pháp Nhãn nối pháp đời 39 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 6 pháp phái Chúc Thánh.
Tu học tại nơi đây được một thời gian, Ngài lên chùa Núi Hó (dân gian gọi là núi Mèo Cào) tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam tịch cốc tu tập. Ngài thực hành theo lối khổ hạnh chỉ ăn rau cỏ, lấy vỏ cây làm áo mặc nên người đời gọi Ngài là Mộc Y Hòa thượng.
Vốn xuất thân từ Nho sĩ nên Ngài rất có tài làm thơ văn. Trong thời gian ở tại chùa Ðá trên núi Mèo Cào, thi thoảng Ngài cũng có làm vài bài thơ mà ngày nay chúng ta còn biết được như bài:
Ngán vẻ cuộc đời dễ xá bao
Cái thân làm bạn với non cao
Mão mo, áo cộng người truyền lại
Giọt nước nhành dương tắm đá bào
Hoặc như bài:
Gió lãnh lam xanh đó với đây
Không không sắc sắc bận chi thầy
Dùi chuông bách bát luân trời đất
Tiếng kệ hà sa lấp cỏ cây.
Từ đó, Ngài vân du khắp nơi dùng phương pháp chữa bệnh để cứu nhân độ thế. Khi thì Ngài xuống Thu Xà, lúc ra phố Hội, lúc lên non Tùng đàm đạo với cao nhân.
Năm Canh Tuất (1910), Ngài về tại quê nhà lập một ngôi thảo am nhỏ để tịnh tu lấy hiệu là Phước Sơn.
Vào ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Tý (1912), Ngài thị tịch tại Phước Sơn am, hưởng dương 55 tuổi. Nhục thân của Ngài được nhập tháp trong khuôn viên am Phước Sơn. Về sau, hàng đệ tử tưởng nhớ công đức của Ngài nên đã kiến tạo am xưa thành chùa Phước Sơn nhưng không quy mô lắm.
Hơn 50 năm xuất hiện tại Ta–bà, cuộc đời của Ngài được chia làm hai phần Ðạo và Ðời lưỡng toàn. Về đời, Ngài đã làm trọn bổn phận của người trai trong thời chiến “Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách”. Nhưng vận nước chưa thông nên người tráng sĩ cũng đành phải ngậm ngùi. Về đạo, kể từ khi xuất gia cho đến ngày viên tịch, Ngài là bậc mô phạm trong chốn nhà thiền, bằng “Y phương minh”, Ngài đã độ rất nhiều người quay về với Chánh pháp. Cuộc đời hành đạo của Ngài có nhiều huyền thoại ly kỳ mà người dân Bình Sơn luôn nhớ mãi và luôn tôn kính gọi Ngài là Ðức Ông.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.