Personal Information
Danh Tánh
|
TS Đại Mai Pháp Thường
|
|
Gender | ♂️ Male |
Hành Trạng
Additional Info
Thiền Sư Đại Mai Pháp Thường Pháp tự đời thứ hai của Nam Nhạc Hoài Nhượng Pháp tự của Mã Tổ Đạo Nhất 大梅法常, Daibai Hōjō, (752-839): Thiền sư Pháp Thường, cao tăng thời Đường, ở núi Đại Mai Minh Châu, họ Trịnh (鄭), người Tương Dương (bây giờ thuộc tỉnh Hồ Bắc). Lúc còn thơ ấu, theo thầy ở chùa Ngọc Tuyền (玉泉寺) Kinh Châu (襄陽, thuộc Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) , hai mươi tuổi thọ cụ túc giới ở Long Hưng Tự (龍興寺). Sư rất tinh thông kinh luận, nhưng lại có chí tu Thiền, cuối cùng sư theo làm môn hạ của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và được đốn ngộ. Ban đầu, sư tham yết Đại Tịch, hỏi: - Thế nào là Phật ? Mã tổ đáp: - Tâm ấy là Phật. Sư liền đại ngộ. Trong khoảng niên hiệu Đường Trinh Quán (785-805 - Đường Đức Tông), trụ núi Đại Mai (大梅山), chỗ ẩn cư xưa kia của Mai Tử Chơn (梅子眞), thuộc phía nam Dư Diêu (余姚), Tứ Minh (四明, thuộc Tỉnh Triết Giang), là nơi sanh trưởng từ xưa của giống mai. Sau khi sống nơi ấy được 40 năm, lúc ấy trong hội của Diêm Quan (Pháp hội của thiền sư Diêm Quan Tề An (鹽官齊安) có một ông tăng vào rừng chặt gậy, lạc đường đến trước am của Sư, hỏi: - Hòa thượng ở núi này được bao lâu rồi ? Sư đáp: - Chỉ thấy bốn bên núi xanh rồi lại vàng. Tăng lại hỏi: - Đường ra khỏi núi đi hướng nào ? Sư nói: - Theo giòng nước mà đi ra. Tăng về kể lại với Diêm Quan, Diêm Quan nói: - Ta hồi ở Giang Tây từng thấy một ông tăng, sau đó không còn biết tin tức nữa. Hay là ông tăng đó chăng ? Bèn sai ông tăng vào núi thỉnh sư ra. Sư có kệ rằng: Tồi tàn khô mộc ỷ hàn lâm Kỷ độ phùng xuân bất biến tâm Tiều khách ngộ chi do bất cố Dĩnh nhân na đắc khổ truy tầm. Tạm dịch: Cây khô tàn héo dựa hàn lâm Mấy độ vào xuân chẳng biến tâm Tiều phu gặp mặt không thèm ngó Khách Dĩnh cần chi khổ truy tầm. * Đại Tịch nghe sư trụ trì sơn tự, bèn sai một ông tăng đến chùa hỏi: - Hòa thượng nơi đại sư Mã Tổ học được gì mà nay tại đây trụ trì sơn tự ? Sư đáp: - Mã đại sư dạy ta “Tâm ấy là Phật” nên ta đến đây trụ trì. Tăng nói: - Phật pháp của Mã đại sư gần đây không phải thế. Sư hỏi: - Không phải chỗ nào ? Tăng nói: - Gần đây đại sư lại nói “phi tâm phi Phật” (Không phải tâm, không phải Phật). Sư nói: - Lão già đó mê hoặc người chưa có ngày dừng. Mặc lão nói “Không phải tâm, không phải Phật”, phần ta chỉ nói “Tâm ấy là Phật”. Tăng trở về thuật tự sự cùng Mã Tổ, đại sư nói: - Này đại chúng, trái mai đã chín rồi. (Có tăng nhân hỏi Hòa Sơn: - Đại Mai nói như thế là ý tứ gì ? Hòa Sơn nói: - Chính cống là con cháu của sư tử). Từ đó về sau, học đồ tụ tập đông dần tại pháp hội của sư. Đạo pháp của Đại Mai càng lúc càng hưng thịnh. Vào năm đầu (836) niên hiệu Khai Thành (開成) nơi đây trở thành Hộ Thánh Tự (護聖寺), với số lượng đồ chúng lên đến sáu bảy trăm người. * Sư thượng đường nói với đại chúng: - Chư vị, mọi người nên phản hồi tự tâm, đạt đến gốc rễ, chớ đừng chạy đuổi ngọn nhành. Chỉ cần đạt đến gốc rễ là ngọn nhành tự nhiên có. Nếu muốn nhận thức gốc rễ, chỉ cần liễu ngộ tự tâm, bởi vì tâm ấy là gốc rễ của tất cả sự vật ở thế gian và nhất thiết sự vật xuất thế gian. Do đó mà, nếu tâm ấy sanh ra thì mọi thứ sự vật sanh, tâm ấy ngừng diệt thì mọi thứ vật ngừng diệt. Tâm ấy chẳng liên quan gì đến nhất thiết thiện ác mà có thể sanh ra mọi sự, mọi vật, bổn tự hiệp với lý chân như. * Cư sĩ Long Uẩn muốn thí nghiệm Sư, tìm đến phỏng vấn, vừa gặp Sư, ông liền hỏi: - Từ lâu ngưỡng mộ Đại Mai. Xin hỏi trái mai chín chưa vậy ? Sự nói: - Chín! Ông nhằm chỗ nào mà hỏi? Cư sĩ nói: - Nếu thế thì là trăm thứ tạp nhạp vụng nát. Sư nói: - Hãy trả lại cho ta hột mai đi. * Tăng hỏi: - Thế nào là đại ý của Phật pháp ? Sư đáp: - Hoa cỏ bồ, xơ liễu, gai trúc, chỉ bố. * Giáp Sơn và Định Sơn cùng đi đang nói chuyện với nhau. Định Sơn nói: - Trong sanh tử nếu không có Phật thì không có sanh tử. Giáp Sơn nói: - Trong sanh tử luân hồi, nếu có Phật thì không bị sanh tử luân hồi mê hoặc. Hai người lên núi tham bái sư. Giáp Sơn thuật lại tự sự rồi hỏi: - Không biết cái nhìn của hai người thì ai là tiếp cận với Thiền chỉ ? Sư đáp: - Một gần, một xa. Giáp Sơn hỏi: - Cái nào gần ? Sư nói: - Hãy tạm lui ra, mai tới. Sáng hôm sau, Giáp Sơn lại tới hỏi, sư nói: - Kẻ tiếp cận không hỏi, kẻ hỏi thì không tiếp cận. Về sau, khi làm trụ trì Giáp Sơn nói: - Lúc bấy giờ ta rơi mất cái nhìn chính xác (Nhất chánh nhãn). * Bên núi Đại Mai có một pho đá, tương truyền là chỗ để thuốc của thần tiên. Một đêm, Sư nằm mộng thấy có thần nhân đến bảo: - Thầy không phải phàm phu, trong pho đá có quyển sách thánh, người nhận được là chủ cõi này, chẳng thế cũng là bực đế vương. Ngay trong mộng Sư đáp: - Xưa Tăng Trù không màng đến kinh tiên thì quyển kinh ấy tự mất. Tôi lấy Niết-bàn tự vui, tuổi thọ kia đâu thể cùng trời đồng ư? Thần nói: - Đất này là linh phủ, người thế tục ở đây liền sanh tai biến. Sư bảo: - Tôi tạm ẩn nơi làng Mai Úy, chẳng phải chiếm lâu. * Một hôm nọ, sư bỗng nói với các môn đồ: - Việc sắp đến không thể ngăn chận, việc đã qua không thể níu lại. Trong lúc ngừng nói, nghe tiếng con ngô thử (Một giống chuột to như con thỏ) kêu, sư nói: - Chính nó đó chớ không phải cái gì khác. Mọi người các ông phải khéo hộ trì nó, hôm nay ta đi đây. Vào ngày 19 tháng 9 năm thứ 4 (839) đồng niên hiệu trên, sư thị tịch, hưởng thọ 88 tuổi đời và 69 hạ lạp. Đệ tử từ pháp của sư có Hàng Châu Thiên Long (杭州天龍), Tân La Ca Trí (新羅迦智), Tân La Trung Sảng (新羅忠彦), v.v. Sư có lưu lại cuốn Minh Châu Đại Mai Sơn Thường Thiền Sư Ngữ Lục (明州大梅山常禪師語錄) 1 quyển. Về sau, Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ tán thán Đại Mai với bài kệ: Sư sơ đắc đạo, Tức tâm thị Phật. Tối hậu thị đồ, Vật phi tha vật. Cùng vạn pháp nguyên, Triệt thiên thánh cốt, Chơn hóa bất di, Hà phương xuất một? Dịch: Sư mới được đạo, Tức tâm là Phật. Sau cùng dạy chúng, Vật chẳng vật khác. Tột nguồn muôn pháp, Thấu xương ngàn thánh, Thật hóa chẳng dời, Ngại gì còn mất? ---o0o--- Công Án 1) Pháp Thường: Mai Tử Thục Dã: Công án nói về cơ duyên vấn đáp về việc Thiền sư Mã Tổ khai ngộ cho Đại Mai. Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển VII, khi Mã Tổ nghe Đại Mai ở núi bèn sai một vị Tăng đến thăm dò. Tăng đến hỏi sư: - Hòa thượng nơi đại sư Mã Tổ học được gì mà nay tại đây trụ trì sơn tự ? Sư đáp: - Mã đại sư dạy ta “Tâm ấy là Phật” nên ta đến đây trụ trì. Tăng nói: - Phật pháp của Mã đại sư gần đây không phải thế. Sư hỏi: - Không phải chỗ nào ? Tăng nói: - Gần đây đại sư lại nói “phi tâm phi Phật” (Không phải tâm, không phải Phật). Sư nói: - Lão già đó mê hoặc người chưa có ngày dừng. Mặc lão nói “Không phải tâm, không phải Phật”, phần ta chỉ nói “Tâm ấy là Phật”. Tăng trở về thuật tự sự cùng Mã Tổ, đại sư nói: - Này đại chúng, trái mai đã chín rồi. (Có tăng nhân hỏi Hòa Sơn: - Đại Mai nói như thế là ý tứ gì ? Hòa Sơn nói: - Chính cống là con cháu của sư tử). 2) Pháp Thường: Nhất Cá Quan Tài Lưỡng Cá Tử Hán: Một cái quan tài hai cái xác chết. Thiền tông dùng từ nầy để chỉ cho cách dạy sai trái (kiến giải sai) dùng để dạy người hóa ra làm hại cả thầy lẫn trò. Theo Bích Nham Lục, tắc 20, có một vị Tăng hỏi Thiền sư Đại Mai: - Việc trưởng lão đến từ Tây phương có ý nghĩa như thế nào? Đại Mai đáp: - Việc trưởng lão đến từ phương Tây chẳng có ý nghĩa gì cả. Diêm Quan nghe bèn nói: “ Một cái quan tài hai cái xác chết”. Huyền Sa nói:“Ngài Diêm Quan là bậc tác gia” Tuyết Đậu nói:"Có đến ba tử thi". |
Contact Information
Phone
|
Array |
Address | Array |