Additional Info
Thiền Sư Đạo Tâm Trung Hậu (? - 1834)
Chùa Thuyền Tôn - Huế

Hòa thượng Đạo Tâm tự Trung Hậu thuỵ Viên Giác thế danh là Nguyễn Văn Hậu, thuộc đời thứ 38 dòng Thiền Lâm Tế là đệ tử của Hòa thượng Chiếu Nhiên đương kim trú trì chùa Thuyền Tôn thời bấy giờ. Khi Ngài Chiếu Nhiên nhận rõ sức khoẻ yếu kém nên đã hội họp Tăng chúng di chúc cho Hòa thượng Đạo Tâm đảm nhiệm chức Trú trì Thuyền Tôn thay ngài. Theo Đỗ Bang trong bài Trần Văn Kỷ đăng ở tập I cuốn Danh nhân Bình Trị Thiên tr.100 thì ngài Trung Hậu có thế danh là Trần Văn Đức được thân phụ là Trần Văn Kỷ sợ bị liên hệ với mình do việc theo Tây Sơn chống đối nhà Nguyễn, nên đã ngầm cho con mình vào ở chùa, nhưng vào năm 1801 thì Trần Văn Đức mới 17 tuổi và sau đó đã hoàn tục. Theo chúng tôi thì tài liệu này không chính xác vì theo sử liệu còn lại tại Tổ đình thì ngài Trung Hậu lên kế vị trú trì chùa Thuyền Tôn sau khi ngài Chiếu Nhiên tịch vào năm 1802 và làm trú trì liên tục đến khi viên tịch năm 1834.
Trong thời ngài Chiếu Nhiên, quân Tây Sơn dấy khởi, tịch thu hết tự điền, cấm Tăng, phá chùa; trong chùa đồ đạt sạch hết, tuy vậy Hòa thượng vẫn âm thầm tự tu, dấu kỹ pháp khí, may giữ lại được giấy tờ. Đến năm Kỷ Dậu (1789) nhà Vua bỏ cấm, Hòa thượng trở lại tập họp Tăng chúng, giáo pháp bấy giờ tạm hưng khởi. Theo bia chép việc chùa Thuyền Tôn núi Thiên Thai, có ghi :
嘉隆元年(壬戌)七月.和尚寂傳首座道心.是為忠厚和尚.明年三月具表奏乞大洪鐘認回奉祀(初西山偽朝收這鐘將為文聖祀器).蒙准依奏.辰開幽冥壇三七日.酬祈福也.八月表乞三寶田土.(坐落富榮香茶二縣各社地分七十餘畝)認回奉祀一體(初偽朝收這田給為寓祿各衛)賴有戶部尚書積善侯奏達龍顏.蒙准依奏.山之玄武三丘.經奉敕禁寺傍古井欄甃重修.苑中之華木回春.壇那接武建瓦屋築芼堂.四眾日增輝耀洵為復古.然觀河一概.幾度滄桑.不四五年間.金碧復營燐矣.所幸者壞空成住.理有徇環.六年(丁卯)八月.宮仙大施主二皇公主.部下黎娘.同心發願構方丈室.八年(己巳)四眾益多助辯.和尚自念才疏德薄.三讓不能乃從眾議上賴二皇公主.博扇玄風.十方信施同心向善.蠲於十二月十六日.營正殿築前堂.梵宇復見其巍峨.明命元年.奏准別納租稅.十五年和尚寂.傳性善安居大師.是為本寺住持.
Dịch nghĩa:
Tháng 5, năm Tân Dậu (1801), Thế tổ Cao hoàng đế thâu phục cố đô, xe - sách về một mối, tôn sùng tượng giáo, ưu đãi lễ kính Tăng già.
Gia Long nguyên niên (Nhâm tuất -1802) tháng 7, Hòa thượng Chiếu Nhiên tịch, truyền lại cho thủ tòa Đạo Tâm, là hòa thượng Trung Hậu. Tháng 3 năm sau, tấu xin lại đại hồng chung, nhận về bổn tự (triều Tây Sơn, hồng chung này bị đem làm tự khí ở Văn Thánh) mong được chuẩn y. Bấy giờ khai đàn U minh 21 ngày, cầu phước đền ân.
Tháng 8, tấu xin ruộng đất Tam bảo, (tọa lạc ở các xã ở hai huyện Phú Vang, Hương Trà, hơn 70 mẫu) nhận lại để phụng tự luôn (lúc đầu quân Tây Sơn lấy đem cấp cho các nha ở huyện Phú Lộc), nhờ có thượng thư bộ Hộ Tích Thiện Hầu tấu đạt lên vua, mong được chuẩn y.
Ba gò Huyền Võ của núi Thiên Thai, được vua sắc cấm; giếng xưa bên chùa sửa lại bờ thành, cây hoa trong vườn hồi xuân, đàn na nối gót đi đến, dựng xây nhà ngói, dựng nhà tranh, tứ chúng ngày mỗi đông, huy hoàng trở lại như xưa. Nhưng khái quát xem sông núi mấy độ tang thương không ngờ chỉ trong 4, 5 năm, ngọc vàng trở lại rực rỡ. May thay đạo lý tuần hoàn, hoại không rồi thành trụ. Năm thứ 6 (Đinh mão - 1807) tháng 8, cung tiên đại thí chủ hai vị hoàng công chúa, cùng bộ hạ Lê Nương đồng tâm phát nguyện, dựng nhà phương trượng. Minh Mạng nguyên niên (1820) tấu chuẩn nạp tô thuế riêng. Năm thứ 15 (1834) Hòa thượng tịch. Truyền lại cho Đại sư Tánh Thiện An Cư làm Trú trì bổn tự.
Theo bia chép ở trên, thì chúng ta biết sơ lược của Hòa thượng Đạo Tâm - Trung Hậu được Hòa thượng Chiếu Nhiên đương kim Trú trì chùa Thuyền Tôn tịch 1802, thời Gia Long nguyên niên (Nhâm Tuất). trước khi tịch đã họp Tăng chúng di chúc cho Hòa thượng Đạo Tâm - Trung Hậu đảm nhận chức vụ Trú trì Thuyền Tôn thay Ngài.
Thời bấy giờ, quân Tây Sơn dấy khởi, tịch thu hết tự điền, cấm Tăng, phá chùa; trong chùa đồ đạt sạch hết, tuy vậy Hòa thượng vẫn âm thầm tự tu, dấu kỹ pháp khí, may giữ lại được giấy tờ.
Năm Kỷ Dậu (1789) nhà Vua bỏ cấm, Hòa thượng trở lại tập họp Tăng chúng, giáo pháp tạm hưng.
Tháng 3 năm sau, Hòa thượng Đạo Tâm - Trung Hậu tấu xin lại Đại hồng chung của bổn tự vì triều Tây Sơn, hồng chung này bị đem làm tự khí ở Văn Thánh và mong được Triều đình chuẩn y. Sau đó Ngài khai đàn U minh 21 ngày, cầu phước đền ân.
Tháng 5 năm Tân Dậu (1801), Thế tổ Cao hoàng đế thâu phục cố đô, xe và sách về một mối, tôn sùng tượng giáo, ưu đãi lễ kính Tăng già. Gia Long nguyên niên (Nhâm tuất -1802) tháng 7, hòa thượng Chiếu Nhiên tịch, truyền lại cho thủ tòa Đạo Tâm, là hòa thượng Trung Hậu.
Tháng 8, Hòa thượng lại tấu xin ruộng đất của Tam bảo, (tọa lạc ở các xã ở hai huyện Phú Vang, Hương Trà, hơn 70 mẫu) nhận lại để phụng tự luôn vì lúc đầu quân Tây Sơn lấy đem cấp cho các nha ở huyện Phú Lộc, nhờ có thượng thư Bộ Hộ Tích Thiện Hầu tấu đạt lên vua, mong được chuẩn y.
May thay đạo lý tuần hoàn, hoại không rồi thành trụ. Năm thứ 6 (Đinh mão - 1807) tháng 8, cung tiên đại thí chủ hai vị Hoàng công chúa, cùng bộ hạ Lê Nương đồng tâm phát nguyện, dựng nhà phương trượng.
Năm thứ 8 (Kỷ Tỵ - 1809) tứ chúng càng trợ giúp nhiều, Hòa thượng tự nghĩ tài sơ đức bạc, ba lần nhường lại mà không được, mới theo quyết nghị của chúng, trên nhờ hai Hoàng công chúa, quạt rộng gió huyền, mười phương tín thí đồng tâm hướng thiện, chọn ngày 16 tháng 12 dựng chánh điện, tiền đường, phạm vũ trở lại nguy nga.
Năm thứ 15 (1834) Hòa thượng tịch. Truyền lại cho Hòa thượng Tánh Thiện An Cư làm trú trì bổn tự.
Thiệu Trị năm thứ 7 (1847), ruộng ở xã Triều Sơn bị quan tịch thu đất để làm gạch. Tự Đức năm thứ 6 (1853), Hòa thượng đệ đơn trưng đổi nơi khác.
Như vậy là Hòa thượng Đạo Tâm - Trung Hậu làm Trú trì được 32 năm, Trùng kiến chùa Tổ, xin Pháp khí, từ điền lại cho chùa Tổ cho Tăng chúng tự túc lương thực. Đó là công lớn của Hòa thượng vậy.
Tháp Ngài được tôn trí trong khuôn viên Tháp Tổ Liễu Quán, với Bia ghi như sau :
妙覺塔
重建禪宗寺傳臨濟正宗三十八世諱道心號忠厚謚圓覺覺靈和尚之塔
佛曆二五四五壬午春重修
禪宗弟子等奉立
Diệu Giác Tháp Trùng kiến Thuyền Tôn tự truyền Lâm Tế chánh tông tam thập bát thế huý Đạo Tâm hiệu Trung Hậu Viên Giác Giác linh Hòa thượng chi tháp. Phật lịch nhị ngũ tứ ngũ nhâm ngọ xuân trùng tu
Thuyền Tôn đệ tử đẳng phụng lập.
Và trong Tổ đường Thuyền Tôn, Long vị cũng có ghi :
重建禪宗寺臨濟正宗三十八世上忠下厚諱道心諡圓覺和尚
Trùng kiến Thuyền Tôn tự Lâm Tế chính tông tam thập bát thế thượng Trung hạ Hậu huý Đạo Tâm hiệu Viên Giác Hòa thượng.
|