Personal Information
Danh Tánh
|
TS Đơn Hà Thiên Nhiên
|
|
Gender | ♂️ Male |
Hành Trạng
Additional Info
THIỀN SƯ THIÊN NHIÊN ĐAN HÀ PHÁP TỰ ĐỜI THỨ HAI của THANH NGUYÊN HÀNH TƯ PHÁP TỰ của THẠCH ĐẦU HY THIÊN Thiền sư Thiên Nhiên ở núi Đan Hà tại Đăng Châu (nay là Đăng huyện Hà Nam), là người mà không ai biết quê quán cùng tên họ đời. Chỉ biết ban đầu, sư học tập nghiệp Nho và định lên kinh đô Trường An thi cử nhân. Nào hay trong lúc ở trọ lữ điếm, bỗng nằm mộng thấy hào quang màu trắng khắp phòng. Người đoán mộng giải thích cho sư biết: ‘Đó là điềm lành ngộ giải lý không’. Chính đang phân vân bỗng gặp một Thiền khách hỏi : - Này thí chủ, định đi đâu đó? Sư đáp: - Đến Trường An thi cử để làm quan. Thiền khách nói: - Đi thi làm quan sao bằng tham Thiền làm Phật! Sư hỏi: - Muốn tham Thiền làm Phật thì phải đi về đâu? Thiền khách nói: - Như nay đây Mã đại sư xuất hiện trong đời, nơi đó là đạo tràng tham Thiền làm Phật tốt nhất, thí chủ nên đi đến đó. Thế là vị Nho sinh niên thiếu không đi Trường An ứng thí mà lại đến Giang Tây tham Thiền. Đến Giang Tây, vừa thấy Mã đại sư, Đan Hà liền lấy tay nhấc chiếc khăn đội đầu lên. Đạo Nhất nhìn kỹ sư hồi lâu nói: - Thiền sư Nam Nhạc Thạch Đầu là thầy của ông. Sư tìm đến Nam Nhạc, nói rõ cùng Thạch Đầu ý muốn của mình khi đến đây, Thạch Đầu nói: - Cho vào trong chúng. Sư thi lễ cảm tạ, lui vào phòng các hành giả nghỉ ngơi. Từ đó theo đại chúng làm các công việc tạp được 3 năm. Bỗng một hôm, Thạch Đầu nói với đại chúng: - Mai cần giẫy cỏ tạp trước điện Phật. Hôm sau, mọi người đều chuẩn bị cào cuốc, đến trước điện Phật để giẫy cỏ, chỉ có sư là bưng đến một chậu nước đầy, gội sạch đầu rồi quì theo kiểu người Hồ trước mặt Thạch Đầu. Thạch Đầu trước tình huống đó chỉ phì cười, đoạn xuống tóc cho sư, rồi giảng cho sư nghe về giới pháp. Sư liền bịt tai chạy mất. Sau đó, sư lại trở qua Giang Tây tái bái yết Mã đại sư. Nhưng lần này sư không trực tiếp đến ra mắt Mã đại sư mà lại vào tăng đường, cưỡi lên cổ tượng Thánh tăng (1). Chúng tăng thấy thế đều kinh hoảng, vội chạy đi báo với Mã đại sư. Mã đại sư đích thân đến tăng đường, nhìn thấy hành động của sư, buộc miệng nói: - Đệ tử ta thật là thiên nhiên (Tự nhiên). Chú (1): Còn gọi là Thượng tăng. Nguyên ban đầu chỉ vị tăng đạo cao vọng trọng, sau chỉ tượng Thánh tăng. Tượng Thánh tăng này Đại, Tiểu thừa, Thiền Giáo đều khác nhau. Riêng Thiền tông thì trong tăng đường đặt tượng Văn Thù, hoặc Tân Đầu Lô, Kiêu Trần Như, Không Sanh, Ca Diếp, Bố Đại Hòa thượng. Đan Hà vội tuột xuống đất lễ tạ nói: - Đa tạ sư phụ ban cho con pháp danh ! Tên Thiên Nhiên do đó mà có, Mã Tổ hỏi: - Từ đâu đến? Sư đáp: - Từ chỗ Hòa thượng Thạch Đầu đến. Mã Tổ nói: - Đường đi chỗ Thạch Đầu trơn lắm, ông có bị trượt té không? Sư đáp: - Nếu té thì không đến đây. Rồi đó, sư quảy Thiền trượng vân du bốn phương (để tham Thiền hỏi đạo, tìm thầy, kiếm bạn). Trước tiên, sư trụ tại đỉnh Hoa Đính núi Thiên Thai 3 năm, tiếp đó đến Dư Hàng tham lễ Thiền sư Kính Sơn Quốc Nhất. Trong khoảng niên hiệu Đường Nguyên Hòa (806 - 821), lại đến Hương Sơn Long Môn ở Lạc Dương, cùng Hòa thượng Phục Ngưu kết thành bạn không bao giờ nghịch ý. * Sau đó, có lần tại chùa Tuệ Lâm gặp lúc trời giá rét, sư bèn lấy tượng Phật bằng gỗ đem đốt sưởi ấm. Có người trách cứ sư, Đan Hà nói: -Ta đốt tìm ngọc xá-lợi ! Người đó nói: - Trong cây làm gì có xá-lợi?! Sư nói: - Nếu đã không có xá-lợi, thì hà tất ông lại trách mắng ta? * Có một hôm, sư đến tham kiến Quốc sư Tuệ Trung ở Nam Dương, trước hết hỏi thị giả: - Quốc sư có ở chùa không vậy? Thị giả nói: - Có thì là có, nhưng không tiếp khách. Sư nói: - Sâu xa quá vậy ! Thị giả nói: - Ngay cả mắt Phật cũng nhìn không thấy. Sư nói: - Rồng sanh rồng con, phụng sanh phụng con. Đợi sau khi Quốc sư thức dậy, thị giả mới đem tự sự Đan Hà ghé qua bạch với thầy. Quốc sư đánh thị giả 20 gậy, rồi đuổi khỏi pháp đường. Sau đó, sư nghe được chuyện ấy, không khỏi tán thán: - Đúng là không hổ danh Quốc sư Nam Dương ! Hôm sau, sư lại đến lễ bái Quốc sư, vừa thấy Tuệ Trung là trải tọa cụ ra. Quốc sư nói: - Không dùng đâu, không dùng đâu ! Sư bèn lui bước cáo từ, Quốc sư nói: - Đúng vậy, đúng vậy ! Sư lại bước tới, Quốc sư nói: - Không phải vậy, không phải vậy ! Sư đi quanh Quốc sư một vòng, đoạn ra đi. Quốc sư nói: - Xa cách thời kỳ Phật tại thế lâu rồi, con người đều biếng nhác với pháp Phật, nhưng loại người như Thiên Nhiên, ba mươi năm sau vẫn tìm không thấy ! * Sư lại đến thăm cư sĩ Bàng uẩn, thấy một cô con gái đang nhổ cải liền hỏi: - Cư sĩ có ở nhà không? Cô gái buông giỏ cải xuống rụt tay lại đứng trân, sư lại hỏi: - Cư sĩ có nhà không? Cô gái bèn ôm giỏ cải lên đi thẳng ! * Năm thứ ba đời Đương Nguyên Hòa (805), sư nằm ngang trên cầu Thiên Tân, chính gặp lúc quan Thái thú Trịnh công ra ngoài tuần tra. Lính lại mở đường la quát mà sư cũng không trỏ dậy, liền trách mắng: - Sao lại ngăn cản đường của lưu thú? Sư chậm rãi đáp: - Tăng vô sự đây. Trịnh công cảm thấy kỳ lạ, bèn sai thuộc hạ cho sư một cuộn vải trắng, hai bộ y phục và gạo cùng mì. Do đó mà một dãy Lạc Dương đều qui tín nơi sư. Mùa xuân năm thứ 15 niên hiệu Đường Nguyên Hòa (820), sư báo cùng môn nhân rằng: - Ta muốn kiếm một nơi suối rừng để làm đạo tràng chung lão. Lúc đó, môn nhân Lịnh Tề Tĩnh vừa mới chọn được núi Đan Hà ở Nam Dương (nay là Hà Nam) bèn cất am thỉnh sư đến ở. Trong 3 năm, số người đến dó tham Thiền có hơn ba trăm, thế là ngôi am nhỏ giờ đã biến thành đại Thiền uyển. * Sư thượng đường nói: - Các vị dưới tòa nên bảo hộ vật linh mà các vị đều tự có (Phật tánh, tự tâm), phải biết nó không từ ngôn ngữ văn tự mà có, cũng không từ miệng người khác thuyết giảng mà có. Ta khi xưa tham yết Hòa thượng Thạch Đầu, ngài cũng chỉ dạy ta phải cố gắng bảo hộ linh tánh của tự kỷ, rằng điều đó không từ ta - người, nói năng mà có được. Thử hỏi các vị dưới tòa ai cũng có một miếng đất thì còn hồ nghi nỗi gì? Thiền có phải là vật này nọ mà các vị giải ngộ không? Phật có thể cầu mà thành chăng? Ở chỗ nhìn của ta thì ‘Phật’ là một tiếng mãi mãi không thích nghe nói đến. * Có ông tăng đến núi Đan Hà tham yết, tình cờ gặp sư tại chân núi bèn hỏi: - Đường lên núi Đan Hà đi hướng nào? Sư đáp: - Chính là đám xanh um um đó ! Hỏi: - Há có phải chính là chỗ đó không? Sư nói: - Nếu là đồ nhi lanh lợi (sư tử nhi), thì chỉ một lần vạch mây là đã chuyển. * Sư hỏi tăng: - Trú ngụ nơi nào? Tăng đáp: - Dưới chân núi Đan Hà. Sư hỏi: - Ăn cơm ở đâu? Tăng đáp: - Cũng ở dưới chân núi Đan Hà. Sư lại hỏi: - Người đem cơm cho ông ăn có con mắt tinh đời không? Tăng không lời đối đáp. Ngày 23 tháng 6 năm Trường Khánh thứ tư, sư nói với môn nhân rằng: - Chuẩn bị nước tắm, ta muốn đi ! Bèn đội nón mê cầm gậy, xỏ giày. Sư thòng một chân chưa chạm đất là viên tịch, thọ 86 tuổi. Môn nhân đẽo đá dựng tháp, sắc thụy là Trí Thông Thiền Sư, tháp tên Diệu Giác. PHẦN PHỤ LỤC: Về sau tại chùa Huệ Lâm, Thiền sư Thiên Nhiên gặp trời giá rét bèn đốt tượng Phật bằng gỗ để sưởi ấm. Chủ chùa trách cứ, sư nói: - Ta thiêu thân Phật để tìm xá-lợi. Chủ chùa nói: - Đây là Phật gỗ làm gì có xá-lợi? Sư nói: - Nếu nói như thế thì sao lại còn trách cứ ta?! Thế là chủ chùa cũng bước tới cời lửa, kết quả lông mày, lông mi gì bị cháy rụi ! Về sau, có người hỏi Đại sư Chân Giác: - Thiền sư Đan Hà Thiên Nhiên đốt tượng Phật gỗ, chủ chùa Huệ Lâm có lỗi gì (mà lông mày, lông mi cháy rụi)? Đại sư đáp: - Chủ chùa chỉ thấy đó là Phật. Lại hỏi: - Còn Đan Hà thì sao? Đại sư đáp: - Đan Hà chỉ đốt tượng Phật. (Theo Tổ Đường tập quyển 4) * Sư từ giã Mã đại sư đi du phương Thièn Thai, Dư Hàng, Lạc Kinh, Long Môn. Giữa đường gặp một ông già dẫn đứa bé, sư hỏi: - Lão trượng ở đâu? Ông lão đáp: - Trên là trời, dưới là đất. Sư hỏi: - Gặp lúc trời sập, đất rã thì sao? Ông già nói: - Ối trời ôi ! Ối trời ôi ! (Thương thiên ! Thương thiên !). Đứa nhỏ rên hư hư. Sư nói: - Không phải cha này, không sanh con kia. Ông lão dẫn đứa bé đi vào núi mất dạng. (Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên) * Sư hỏi cư sĩ Bàng uẩn: - Hôm qua thấy nào giống ngày hôm nay? Sĩ đáp: - Đúng pháp nhắc lại chuyện hôm qua để làm con mắt đạo (Tông nhãn). Sư nói: - Chỉ như con mắt đạo, lại chứa được Bàng công chăng? Sĩ nói: - Tôi ở trong con mắt sư. Sư nói: - Con mắt ta chật hẹp, chỗ nào cho ông an thân? Sĩ nói: - Con mắt nào hẹp, thân nào an? Sư thôi hỏi ra đi. (Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên) * Thiền sư Đan Hà đến tham vấn Hòa thượng Cổ Tự ở qua đêm. Sáng hôm sau lúc cháo chín, cư sĩ múc một chén đầy dâng cho Hòa thượng và một chén đầy tự mình ăn mà chẳng đếm xỉa gì đến sư. Sư cũng tự múc một chén đầy ăn. Cư sĩ nói cạnh: - Canh năm đã thức, vậy mà cũng có kẻ trộm (Ám chỉ Đan Hà ăn chực) Sư hỏi Cổ Tự: - Sao chẳng dạy cư sĩ để y ta vô lễ như thế? Hòa thượng đáp: - Trên đất sạch chớ có làm vấy bẩn trai gái nhà người ! Sư nói: - Sao chẳng hỏi lão tăng ta? (Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên) |
Contact Information
Phone
|
Array |
Address | Array |