TS Thanh Đàm Minh Chánh

Personal Information

Danh Tánh
Đời Thứ 79 - TS Thanh Đàm Minh Chánh - Ðời Thứ 42 Tông Tào Động - Ðời Thứ 7 Dòng Tào Động Việt Nam
Gender ♂️ Male
Person ID 38633
Last Modified 2022-12-01 18:15:23

Hành Trạng

Additional Info

Thiền Sư Giác Đạo Minh Chánh 
Hay Sa Môn Thanh Đàm Hoằng Quang

(? - ?)

Thiền sư Giác Đạo (Giác Đạo Tuân)  Minh Chánh hay Sa môn Thanh Đàm Hoằng Quang, trụ trì chùa Bích Động ở làng Đam Khê, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, vì vậy, còn được gọi là Hòa thượng Bích Động.
Năm Đinh Mão (1807), đời vua Gia Long, Thanh Đàm quy y thọ giới với Hòa thượng Đạo Nguyên - Thanh Lãng ở chùa Nguyệt Quang. Sau thời gian chuyên tâm tu học, giới luật tinh nghiêm. Một hôm, vào buổi trưa, sư Thanh Đàm sửa sang y phục trang nghiêm, trải tọa cụ trước Hòa thượng Thanh Lãng, quỳ gối, chắp tay bạch rằng: “Tâm không ở trong, không ở ngoài, cũng không ở giữa, vậy rốt ráo tâm ở chỗ nào?”. Hòa thượng mỉm cười, xoa đầu sư Thanh Đàm chỉ bày tâm ấn và dạy cho bài kệ:
Tùy thời ứng dụng
Ngọ vật kiến cơ
Tánh bản như như
Hà quan nội ngoại
(Tùy thời ứng dụng
Gặp vật thấy cơ
Tánh vốn như như
Nào ngại trong ngoài)
Lúc đó sư Thanh Đàm hốt nhiên ngộ được yếu chỉ của thiền tông, nắm được chìa khóa khai mở thiền môn, liền đảnh lễ Hòa thượng. Từ đó, Thiền sư Thanh Đàm càng chuyên cần tinh tấn nghiên cứu kinh điển, chí tâm tham thiền nhập định. Sư nghiên cứu thật thâm sâu các bộ kinh Lăng Nghiêm, Pháp Hoa..., nếu có chỗ còn nghi thì tham vấn bổn sư.
Năm Canh Ngọ (1810), Thiền sư Thanh Đàm thọ giới Cụ túc, được Hòa thượng Thanh Lãng truyền tâm ấn với bài kệ:
Quang phóng mi gian vô đạo Phật
Vân sinh túc hạ vị ngôn tiên
Nhiêu quân bảo dưỡng ngưu nhi tráng
Triêu tịch thục canh bỉ thốn điền.
Tạm dịch:
Chân mày phóng quang đâu phải Phật
Gót chân mây phủ chớ bảo Tiên
Hãy nên nuôi dưỡng trâu cường tráng
Hôm sớm cày sâu đám ruộng mình.
Thiền sư Minh Chánh vẫn nghiêm trì giới luật, chí tâm nghiên cứu kinh sách, tu thiền trong tứ oai nghi. Sau khi Hòa thượng Đạo Nguyên Thanh Lãng viên tịch, sư Thanh Đàm kế thế trụ trì chùa Bích Động.
Năm Gia Long thứ 18 (1819), Thiền sư Thanh Đàm biên soạn Đề cương kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Pháp Hoa Đề cương hay Tông chỉ Đề cương Diệu Pháp Liên Hoa kinh) ở viện Liêm Khê trong khuôn viên chùa Bích Động. Soạn được phân nửa, đêm đó sư nằm mộng thấy Phật Đa Bảo ngồi trên nửa tòa sen. Sáng hôm sau, có Thiền sư Thanh Nguyên Minh Nam vân du ghé chùa, sư Thanh Đàm nhờ sư Thanh Nguyên viết cho lời tựa của quyển sách này.
Năm Quý Mão, Thiệu Trị thứ 13 (1843), Thiền sư Thanh Đàm biên soạn sách “Bát Nhã Trực Giải” (Trực Giải Bát Nhã Tâm Kinh hay Trực Giải Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh).
Thiền sư Thanh Đàm có thời gian trụ trì chùa Hồng Phúc, Tổ đình của phái thiền Tào Động ở Thăng Long. Nhưng Thiền sư vẫn trụ trì ở chùa Bích Động, chống tích trượng ở viện Liêm Khê này suốt 48 năm và viên tịch tại chùa Bích Động vào ngày 24 tháng Giêng năm Đinh Mão (1857)? Đồ chúng lập tháp thờ ở khuôn viên chùa Bích Động.

---o0o---

Chùa Bích Động (Bích Sơn)

Kinh nghiệm du lịch tự túc chùa Bích Động, Ninh Bình | Phuotvivu

Chùa Bích Động hay chùa Bích Sơn ở trên núi Bích Động, nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc, thuộc địa phận xã Đam Khê, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, nay là xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (trước là Tam Diệp) tỉnh Ninh Bình.

Núi Bích Động có phong cảnh đẹp nhất của vùng Ninh Bình, trong động có nhũ đá, khi soi đuốc vào thấy bóng.

Khoảng niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705 - 1719), đời vua Lê Dụ Tông, có hai nhà sư là Thích Trí Kiên và Thích Trí Thể, quê ở Vọng Danh và Động Xuyên thuộc tỉnh Nam Định, đến núi Bích Động, thấy cảnh trí thích hợp cho chí tu hành nên lập chùa cùng tu.

Chùa được xây dựng thêm, đến niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786), đời vua Lê Hiển Tông, chùa được xây dựng bằng đá và có đủ 3 cấp như hiện nay: gồm có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng.

Chùa Hạ được dựng bằng đá và gạch, mái ngói mũi hài. Ngày xưa, khu chùa Hạ phía trước có phương đình (nhà vuông), hai bên có hai tòa giải vũ. Từ chùa Hạ đi theo các bậc đá quanh co theo hình chữ “chi” lên mấy chục bậc đá là chùa Trung. Trên vách đá bên cạnh chùa Trung có khắc hai chữ Hán “Bích Động” rất lớn. Chùa Trung có mái với đao cong cao vút rất mỹ thuật. Ở chùa Trung có ba tượng Phật, một tượng bằng đá, hai tượng bằng đồng, một đại hồng chung, một tấm bia đá (khắc thời nhà Nguyễn).

Từ chùa Trung phải đi theo hang đá trong núi và noi theo các bậc đá trong lòng núi nên rất tối phải có đèn mới thấy đường đi lên chùa Thượng, chùa Thượng ở trên núi cao, lưng dựa vào vách núi. Đứng trước chùa Thượng nhìn ra phía trước, phóng tầm mắt ra xa, nhìn thấy hết toàn cảnh đẹp của vùng Bích Động: phía dưới là cánh đồng ruộng lúa và xen lẫn với những dòng suối nhỏ quanh co với những làn nước trong mát làm cho cảnh đẹp thêm tươi mát, bao quanh cánh đồng xanh ở phía xa xa là những ngọn núi cao hùng vĩ với cây cối xanh biếc, tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình. Chùa bị suy thoái vào thời Tây Sơn.

Sau khi vua Gia Long lên ngôi (năm 1802) lập nên triều đại nhà Nguyễn, Phật giáo cũng bắt đầu phục hưng, chùa Bích Động được các thiền sư phái thiền Tào Động trùng tu và tích cực xiển dương Phật pháp, giúp cho chùa hưng thịnh và nổi tiếng.

Vua Tự Đức (1847 - 1883) tuần du Bắc thành, khi đến Bích Động, thấy cảnh trí tươi đẹp và hùng vĩ, chỉ kém động Hương Tích (chùa Hương) nên đề bút “Nam Thiên đệ nhị động”.

Du khách đến viếng chùa Bích Động xúc cảnh đề thơ:

Núi phủ chung quanh nước bốn mùa.

Thuyền nan nhè nhẹ mái chèo đưa.

Xôn xao sóng vỗ xung quanh động.

Mờ mịt mây tuôn khắp cảnh chùa.

Kế tiếp trụ trì chùa Bích Động vào thời nhà Nguyễn là các thiền sư thuộc phái thiền Tào Động ở Đàng Ngoài (Tổ đình là chùa Hồng Phúc hay chùa Hòa Nhai), trong đó có các thiền sư nổi danh như:

- Hòa thượng Đạo Nguyên húy Khoan Dực hay Sa môn Thanh Lãng, hiệu Phổ Chiếu, thuộc đời 41 phái thiền Tào Động, về trụ trì chùa Bích Động sau thời gian Hoằng hóa ở chùa Nguyệt Quang (Hải Phòng) và chùa Hồng Phúc ở Thăng Long.

- Hòa thượng Đạo Nguyên là đệ tử của Tăng thống Viên Thông (hay Thiền sư Hải Điện Mật Đa), trụ trì chùa Hồng Phúc và chùa Trấn Quốc ở Thăng Long.

- Hòa thượng Khoan Dực Đạo Nguyên (Thanh Lãng) trùng hưng chùa Bích Động và viên tịch ở chùa Bích Động vào ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Ngọ (1812)? Đồ chúng lập tháp thờ ở khuôn viên chùa Hạ.

- Thiền sư Thanh Đàm Minh Chánh, húy Giác Đạo (Giác Đạo Tuân), là đệ tử của Hòa thượng Khoan Dực Đạo Nguyên, biên soạn sách “Pháp Hoa Đề Cương” (năm 1819) và “Bát Nhã Trực Giải”.

Năm Quý Mão (1834) đời vua Thiệu Trị, Thiền sư Thanh Đàm khắc in hai quyển sách này, bản giữ gỗ ở chùa Bích Động, Hòa thượng Thanh Đàm chống tích trượng ở viện Liêm Khê tại chùa Bích Động suốt 48 năm (1807 - 1857), có thời gian ngắn trụ trì chùa Hồng Phúc, vì vậy thường được gọi là Hòa thượng Bích Động.

Ngày 24 tháng Giêng, chưa biết rõ năm, có lẽ là năm Đinh Mão (1857) đời vua Tự Đức (?), Hòa thượng Thanh Đàm viên tịch ở chùa Bích Động. Đồ chúng lập tháp thờ trong khuôn viên chùa Hạ, tháp hiện vẫn còn.

Thiền sư Giác Lĩnh Hiển Thông xuất gia thọ giới với Hòa thượng Khoan Dực Đạo Nguyên từ năm 15 tuổi, 30 tuổi thọ giới Cụ túc, viên tịch ở chùa Bích Động vào năm Quý Mùi (1823), niên hiệu Minh Mạng.

Chùa Bích Động vào đầu thời nhà Nguyễn trở thành như Tổ đình của phái thiền Tào Động ở Đàng Ngoài, nhiều kinh sách được khắc in và tàng trữ ở đây, nhất là các quyển sách của các thiền sư phái thiền Tào Động biên soạn, nhưng rất tiếc là các bản gỗ khắc in, các sách cổ đã in không còn.

Chùa Bích Động hiện còn một số tài liệu cổ như: Bích Sơn Thiền Tự Bi (thời Lê Dụ Tông, 1705 - 1729), bia thời Cảnh Hưng lạc trong sườn núi Bích Động khâm mạng sắc ban (Minh Mạng thứ 16 - 1835), các bia khắc trên các tháp của các Thiền sư Khoan Dực Đạo Nguyên, Giác Đạo Thanh Đàm (Minh Chánh), Giác Lĩnh Hiển Thông...

Nghiên cứu kỹ hơn về chùa Bích Động, chúng ta sẽ có được thêmnhiều tài liệu quý báu cho phái thiền Tào Động ở Việt Nam và bổ túc thêm nhiều vấn đề quan trọng cho Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, ở vùng núi tỉnh Ninh Bình còn nhiều di tích khác có nhiều tài liệu rất quý báu và rất quan trọng cho lịch sử Phật giáo Việt Nam và lịch sử Việt Nam như:

- Động Hoa Lư với các di tích thời Đinh Tiên Hoàng, cố đô của nước Đại Cồ Việt.

- Hang Địch Lộng (Nam Thiên đệ tam động) với di tích chùa cổ của Thiền sư Minh Không thời nhà Lý (1010 - 1225) và thời Hậu Lê.

- Động Tam Cốc với chùa Thái Vi, hành cung Vũ Lâm của các vua thời nhà Trần (1225 - 1400).

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.