Thiền Sư Bảo Vân
Pháp tự đời thứ hai của Nam Nhạc Hoài Nhượng
Pháp tự của Mã Tổ Đạo Nhất
Thiền sư Bảo Vân ở núi Lỗ Tổ Trì Châu.
Tăng hỏi:
- Thế nào là thầy của chư Phật ?
Sư đáp:
- Trên đầu có mão quí là không phải.
Tăng hỏi:
- Thế nào là phải ?
Sư đáp:
- Trên đầu không có mão quí.
*
Động Sơn đến tham yết, lễ bái rồi đứng hầu, lát sau đó lại đi ra, rồi lại quay trở vào. Sư nói:
- Chỉ như thế ! Chỉ như thế! Cho nên như thế.
Động Sơn nói:
- Có nhiều người chẳng thừa nhận.
Sư hỏi:
- Làm sao dùng được cái miệng ông để biện luận?
Động Sơn bèn ở lại hầu Sư mấy tháng.
*
Tăng hỏi:
- Thế nào là nói mà không nói ?
Sư nói:
- Miệng ông ở đâu ?
Tăng nói:
- Không có miệng.
Sư hỏi:
- Lấy gì ăn cơm ?1Động Sơn thay, nói “Y không đói, ăn cơm nào?
Tăng không lời đối đáp.
*
Thường hễ thấy tăng đến là sư xoay mặt nhìn vách. Nam Tuyền nghe thế nói:
- Ta thường nói với chư tăng: “Hướng về lúc Phật chưa xuất thế mà hội thủ còn chưa được một người, nửa kẻ. Ông ta mà như thế thì đến năm con lừa còn chưa được”.
(Huyền Giác hỏi: “Hay là lời có xướng họa không thể nói?”. Bảo Phước hỏi Trường Khánh: “Như tiết văn của Lỗ Tổ, còn chỗ nào bị Nam Tuyền nói như thế?”. Trường Khánh đáp: “Trong muôn người không có một người chịu nhún mình nhượng người”.
La Sơn nói: “Trần lão sư (Bảo Vân) lúc đó thấy như thế thì trên lưng đã bị ngũ hỏa đoạt lấy. Tại sao vậy? Vì y chỉ biết buông mà không biết thâu.”
Huyền Sa nói: “Lúc đó tôi thấy như thế thì cũng bị ngũ hỏa đoạt lấy”.
Vân Cư Tích nói :“La Sơn, Huyền Sa đều nói như thế, hay là riêng có thứ đạo lý nào khác và nêu ra được, hứa cho Phật pháp của thượng tọa có chỗ đi”.
Huyền Giác nói : “Thử nói Huyền Sa bị ngũ hỏa đoạt lấy, đánh y đáng hay chẳng đáng?”)
Pháp Thí Hội không phải là shop bán các văn hóa phẩm Phật Giáo. Hội chỉ là nơi nhận Tịnh Tài của các Phật Tử gửi về, mua kinh sách (theo form đăng ký trên web của các Phật Tử ) và thay các Phật Tử đó đi cúng dường các chùa ở vùng xa , những nơi thiếu kinh sách cho các Phật tử nơi đó tu học.
Nếu quý Phật Tử muốn thỉnh kinh sách xin vui lòng không đăng ký tại đây.
Bỏ qua