TS Nga Hồ Đại Nghĩa

Personal Information

Danh Tánh
TS Nga Hồ Đại Nghĩa
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Thiền Sư Nga Hồ Đại Nghĩa
Pháp tự đời thứ hai của Nam Nhạc Hoài Nhượng
Pháp tự của Mã Tổ Đạo Nhất
大 義 (746-818). Thiền tăng đời Đường, họ Từ, người xứ Cù Châu, Thuận Giang (nay là huyện Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang) Trung Quốc, Sư xuất gia năm 20 tuổi học Thiền và sau đó được nối pháp Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất. Sư trụ núi Nga Hồ. Lý Cao có lần hỏi Sư:
- Bồ-tát Đại Từ Đại Bi (Quán Thế Âm) dùng ngàn tay, ngàn mắt để làm gì ?
Sư hỏi lại:
- Vậy chớ đức Kim thượng (Vua đương triều) dùng ngài để làm gì ?

*

Có ông tăng thỉnh cầu xây tháp. Thượng thơ Lý Cao nói:
- Trong mười hai phần giáo cấm đem thây chôn dưới tháp thì biết làm sao đây ?
Tăng không lời đối đáp, bèn đến hỏi sư. Sư nói:
- Ông ta được đại xiển-đề đấy !

*

Vua Đường Hiến Tông (806-820) có lần xuống chiếu mời sư vào trong nội cung tại điện Lân Đức luận thiền nghĩa. Có một pháp sư hỏi:
- Thế nào là bốn đế ?
Sư đáp:
- Thánh thượng là một đế, ba đế kia ở tại đâu ?
Lại hỏi:
- Dục giới không có Thiền. Thiền ở sắc giới. Đất này nương vào đâu mà lập Thiền ?
Sư nói:
- Pháp sư chỉ biết Dục giới không có Thiền mà không biết Thiền giới không có dục.
Pháp sư nói:
- Thế nào là Thiền ?
Sư lấy tay điểm khoảng không. Pháp sư không lời đối đáp.
Đế nói:
- Pháp sư giảng vô cùng kinh luận, vậy mà chỉ có một điểm lại không biết phải làm sao ?
Sư bỗng hỏi chư thạc đức rằng:
- Đi, đứng, ngồi, nằm rốt lại lấy gì làm đạo ?
Có vị thạc đức đáp:
- Biết ấy là đạo.
Sư nói:
- Không thể dùng trí (phân biệt) để mà biết, không thể dùng thức để mà hiểu thì làm thế nào mà biết là đạo được ?
Có vị thạc đức khác đáp:
- Không phân biệt là đạo.
Sư nói:
- Khéo hay phân biệt chư pháp tướng, nơi đệ nhất nghĩa mà không động thì làm sao không phân biệt là đạo được ?
Có vị thạc đức nữa đáp:
- Bốn Thiền, tám định là đạo.
Sư nói:
- Thân Phật vô vi, không rơi vào con số, há ở tại bốn Thiền, tám định sao ?
Mọi người đều đớ lưỡi. Sư lại cử lời vua Thuận Tông (805) hỏi Thiền sư Thi Lợi: “Chúng sanh cả đại địa làm sao kiến tánh thành Phật ?”
Thi Lợi đáp:
- Phật tánh như mặt trăng trong nước. Chỉ có thể thấy mà không thể nắm bắt được.
Sư nhân nói với vua Hiến Tông:
- Phật tánh phi kiến tất kiến. Mặt trăng trong nước làm sao mà chộp được.
Đế bèn hỏi:
- Thế nào là Phật tánh ?
Sư đáp:
- Không rời xa điều bệ hạ hỏi.
Đế ngầm khế ngộ chân tông, nên lại càng thêm khâm trọng, sư vào ngày mùng 7 tháng giêng năm Nguyên Hòa thứ mười hai qui tịch, thọ 74
tuổi, sắc thụy Tuệ Giác Thiền Sư tháp hiệu Kiến Tánh.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.