TS Pháp Hiền

Personal Information

Danh Tánh
TS Pháp Hiền - Đời thứ 2 Dòng Thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi Việt Nam
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Thiền Sư Pháp Hiền
(? - 626)
(Đời thứ 1, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Kể từ Khâu Đà La và bà Man Nương hoằng hóa, chùa Pháp Vân trở thành một ngôi chùa nổi tiếng ở phủ thành Liên Lâu.
Đến thế kỷ thứ 3, có thể các tăng sĩ thuộc truyền thừa của Tổ sư Khương Tăng Hội thuộc phái thiền Liên Hoa, hoằng hóa ở chùa Dâu.
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ sáu, Thiền sư Quán Duyên dạy thiền cho đồ chúng tại chùa Dâu, trong số đó có Thiền sư Pháp Hiền.
Thiền sư Pháp Hiền họ Đỗ, quê ở huyện Châu Diên, thân cao bảy thước ba tấc (2m30). Lúc đầu thọ giáo và học thiền với sư Quán Duyên ở chùa Pháp Vân.
Năm 580, Tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến chùa, họp cơ duyên, Thiền sư Pháp Hiền được Tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi truyền tâm ấn, từ đó sư theo hầu hạ và tu học với Tổ.
Năm 594, Tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi viên tịch, Thiền sư Pháp Hiền vào núi Từ Sơn (Thiên Phúc) chuyên tu thiền định, thân như cây gỗ, vật và ngã đều quên, tâm từ và đức độ cảm hóa đến các loại cầm thú, chim rừng bay đến vây quanh, dã thú cũng quấn quýt quanh sư. Người thời đó đều kính mộ. Phật tử đến theo học đạo ngày càng đông. Sau đó Thiền sư lập chùa Chúng Thiện trên núi Thiên Phúc, huyện Tiên Du hoằng dương chánh pháp, có đến 300 đệ tử theo học. Từ đó phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi phát triển và ngày càng hưng thịnh. Trong năm này, nhà Tùy sai Lưu Phương sang đánh chiếm Vạn Xuân. Vua Hậu Lý Nam đế (Lý Phật Tử) chống không lại phải đầu hàng, bị giải về Trung Quốc và chết bên đó. Lưu Phương được cử làm Thứ sử Giao Châu.
Thiền Sư Pháp Hiền Lập Tháp Thờ Xá Lợi Phật Ở Chùa Pháp Vân (Năm 603) :
Vua Tùy Văn đế (601-617) sùng mộ Phật giáo nên hỗ trợ cho Phật giáo hết sức nhiệt thành, dựng nhiều chùa ở núi Ngũ Nhạc, lập 45 chùa “Đại Hưng Quốc” ở 45 châu của Trung Quốc, độ tăng sĩ xuất gia, trùng tu chùa, chép lại nhiều kinh sách trong Đại Tạng kinh, tạc nhiều tượng Phật, tạo nhiều pháp khí và quan trọng nhất là xây dựng đến 111 bảo tháp để thờ xá lợi của Đức Phật Thích Ca ở Trung Quốc và Giao Châu (Việt Nam) trong các năm 601-603:
Giờ Ngọ ngày rằm tháng Mười năm Nhân Thọ đầu tiên (601), dựng 51 bảo tháp.
- Ngày lễ Phật Đản (mùng 8 tháng 4) năm Nhân Thọ thứ hai (602), dựng 30 bảo tháp.
- Ngày lễ Phật Đản năm Nhân Thọ thứ ba (603), dựng 30 bảo tháp.
Vua gởi sang cho Thứ sử Lưu Phương 5 hòm xá lợi Phật để lập 5 bảo tháp ở Giao Châu vào ngày lễ Phật Đản năm Nhân Thọ thứ ba (603).
Thứ sử Giao Châu Lưu Phương sùng mộ đạo Phật và rất kính mộ chư Tăng ở Giao Châu, nên đã từng tâu về triều đình như sau: “…Cõi này [Giao Châu] người dân khâm sùng đạo Phật, lại có nhiều bậc danh tăng cao đức …”.
Thứ sử Giao Châu cũng rất kính mộ Thiền sư Pháp Hiền, trụ trì chùa Pháp Vân ở thủ phủ Liên Lâu, nên giao cho thiền sư Pháp Hiền chọn lựa địa điểm để xây dựng 5 tháp thờ xá lợi Phật ở Giao Châu.
Thiền sư Pháp Hiền cho rằng: chùa Pháp Vân là nơi đất linh thiêng nhất của Giao Châu nên lập bảo tháp ở chùa này, còn bốn bảo tháp khác lập ở Phong Châu (nay là Vĩnh Phú), Trường Châu (Ninh Bình), Ái Châu (Thanh Hóa), Hoan Châu (Hà Tĩnh ngày nay).
Năm Võ Đức thứ chín đời nhà Đường (năm 626), Thiền sư Pháp Hiền viên tịch, người kế truyền tâm ấn là Thiền sư Thông Biện. Có lẽ Thiền sư Thông Biện kế thế trụ trì ở chùa Pháp Vân, nhưng tiếc là chúng ta không còn tiểu sử của sư. Chỉ biết là Thiền sư Thông Biện có đệ tử là Huệ Nghiêm và Huệ Nghiêm có đệ tử là Thanh Biện (?-686). Sau đó, truyền thừa của phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi không còn ghi chép về vị Tổ đời thứ năm và thứ sáu.
Truyền thừa ở chùa Dâu cũng không còn nên không biết được rõ vị sư nào trụ trì trong thời gian đó, chỉ biết được là các thiền sư thuộc phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi kế thế nhau trụ trì chùa này.
Đến đời nhà Lý, sư Hưu ( chưa rõ pháp danh), rồi đến Thiền sư Sùng Phạm (phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi đời thứ mười một ) trụ trì chùa Pháp Vân.

---o0o---

Sư Hưu Tìm Thấy Xá Lợi Phật Ở Chùa Dâu

Sau khi Thiền sư Pháp Hiền viên tịch, không biết rõ kế thừa trụ trì ở chùa Dâu là ai, chỉ biết được là các thiền sư này thuộc truyền thừa của phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Năm Giáp Tuất (1034), trụ trì chùa Pháp Vân là sư Hưu (chưa rõ pháp danh ) có lẽ thiền sư thuộc phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi tìm thấy hòm xá lợi Phật cổ xưa (Pháp Hiền dựng tháp thờ ở chùa Dâu), sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Năm ấy (1034), sư Hưu ở chùa Pháp Vân, châu Cổ Pháp, tâu rằng: trong chùa ấy phát ra mấy luồng ánh sáng, theo chỗ ánh sáng phát ra đào xuống được một cái hòm bằng đá, bên trong có cái hòm bằng đồng , trong hòm bằng đồng có hòm bằng bạc, trong hòm bạc có cái hòm bằng vàng, trong hòm vàng có bình lưu ly, trong bình lưu ly có xá lợi [của Đức Phật Thích Ca]. Vua [Lý Thái Tông] sai rước vào cấm điện, xem xong trả lại”.
Qua đoạn văn trên chúng ta thấy rằng: hòm đựng xá lợi mà sư Hưu tìm được có thể là một trong năm hòm đựng xá lợi mà vua Tùy Văn đế gởi cho Giao Châu để thờ cúng (năm 603). Nhưng từ đó cho đến đời Lý, chùa Pháp Vân có thể bị suy hoại, đến nỗi bảo tháp thờ xá lợi Phật bị sụp đổ, chôn vùi hòm xá lợi ẩn sâu trong lòng đất, lâu dần, các sư trụ trì ở chùa thời đó không còn biết được về hòm xá lợi Phật này. Mãi đến năm đó, từ lòng đất phát ra hào quang, sư Hưu mới tìm lại được hòm xá lợi Phật được tôn thờ từ thời Pháp Hiền đã bị chôn vùi trong lòng đất mấy thế kỷ qua mà không ai biết.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.