TS Phù Dung Đạo Giai

Personal Information

Danh Tánh
Tổ Thứ 45 - TS Phù Dung Đạo Giai - Ðời Thứ 8 Tông Tào Động
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

1. Thiền sư Ðạo Giai ở Phù dung. Thiền sư Ðạo Giai ở Phù dung, vốn người dòng họ Thôi ở Nghi thủy, Nghi châu Sư là người ngang cứng, từ thuở thiếu thời đã bỏ ăn học Ðạo, ẩn dật trong Dương sơn, sau Vân du đến Kinh đô ghi danh ở chùa Thuật đài, thí khảo sở học, bèn được độ xuất gia thọ giới Cụ túc, đến bái yết Thiền sư ở Hoa nghiêm, đến Hải hội ở Hoài sơn thưa hỏi: “Câu lời Phật Tổ như ở nhà thường uống trà ăn cơm, ngoài điều ấy ra còn có câu lời làm người hay không?” Thiền sư đáp: “Ông nói trong nước nhà có sắc lệnh của Thiên tử, lại còn có nương gá Võ Thang, Nghiêu Thuấn nữa không?” Sư phỏng nghĩ muốn đáp đó. Thiền sư bèn nắm cây phất trần lay lay, bảo: “Ông phát ý sớm lại, có hai mươi cây vậy”. Ngay lời nói đó, Sư bèn tỏ ngộ ý chỉ, bèn lễ bái mà đi. Thiền sư gọi “Hãy trở lại đây”. Sư cũng chẳng trông nhìn lại. Thiền sư hỏi: “Ông đến nơi không nghi ngờ ư?” Sư đưa tay bít lỗ tai. Về sau, Sư trông coi công việc đại chúng ăn uống. Thiền sư hỏi: “Câu công việc nhà trù đáng rất khổ ư?” Sư đáp: “Không dám”. Thiền sư hỏi: “Ông nấu cơm hay nấu cháo vậy?” Nhân công vo gạo nhóm lửa, hành giả nấu cháo nấu cơm”. Lại hỏi: “Còn ông làm gì?” Sư đáp: “Xin Hòa thượng từ bi tạm cho nhàn nghĩ”. Sư lại thường theo Thiền sư rảo bước quanh vườn. Thiền sư đưa cây gậy cho Sư và bảo: “Với lý hợp cùng ư?” Sư đáp: “Cùng Hòa thượng nâng giày nắm gậy chẳng là việc ngoài phận sự?” Thiền sư hỏi: “Có đồng đi ư?” Sư đáp: “Một người nào chẳng thọ giáo?” Thiền sư bèn dừng nghĩ. Ðến chiều, Thiền sư bảo: “Từ sáng sớm đến đây nói câu thoại chưa xong”. Sư thưa: “Lại xin nên xem”. Thiền sư bảo: “Mèo sinh mặt nhật, chó sinh mặt nguyệt (buổi sáng giờ mão mặt nhật xuất hiện, buổi tối giờ tuất mặt nguyệt tỏ sáng)”. Sư liền châm đèn mang đến. Thiền sư lại bảo: “Trên đến dưới di đều là chẳng không vậy?” Sư đáp: “Tại chung quanh lý hợp như thế”. Thiền sư bảo: “Tôi trai tớ gái con nhà ai ở trong phòng không trả lời?” Sư đáp: “Hòa thượng tuổi lớn, thiếu đó không thể được”. Thiền sư lại hỏi: “Cùng gì ân cần?” Sư đáp: “Báo ân có phần”. Năm Nguyên Phong thứ năm (1081) thời Bắc Tống, theo hướng Bắc, Sư trở về lại Nghi châu, ở núi Mã yên, và bèn xuất hiện giữa đời giảng truyền giáo pháp. Mới đầu, Sư đến Tiên động thuộc Nghi châu. Về sau, Sư chuyển dời về Chiêu đề, Long môn thuộc Tây lạc, lại chuyển dời đến ở Ðại dương thuộc Dĩnh châu, Ðại hồng thuộc Tùy châu, đều là một thời Sư vang danh, các hàng công khanh khuyến thỉnh, phong hóa của động Thượng dần chấn phát khắp Tây bắc. Ðến năm Sùng Ninh thứ ba (1104) thời Bắc Tống, vua Hy Tông (Triệu Cát 1101-1126) có ban sắc chiếu thỉnh mời Sư đến ở thiền viện Tịnh nhân tại Ðông kinh. Qua mùa Ðông năm Ðại Quán thứ nhất (1107) thời Bắc Tống, Sư lại chuyển dời đến ở Thiên ninh, vua sai Trung sứ cố giữ Sư lại không hứa thuận cho Sư chối từ. Sau đó bỗng nhiên khai phủ Lý Hiếu Thọ tấu trình là: “Sư là bậc Ðạo hạnh ưu việt hơn cả ở chốn Tùng lâm, nên có khen thưởng để nêu bày biểu dương đó”. Vua bèn ban tặng Sư y Tăng-già-lê sắc tía, và phong tặng Sư hiệu là “Ðịnh Chiếu Thiền sư”. Sư đốt hương cảm tạ ân xong, liền dâng tấu văn biểu xin giả từ rằng: “Cúi nhờ Thánh từ đặc sai Chương Thiện các chỉ hầu đàm Trinh, ban tặng thần hiệu là Ðịnh Chiếu Thiền sư và Pháp y sắc tía, một bức văn điệp. Thần xin cảm đội ân ban xong, tức lúc đốt hương lên tòa ngưỡng chúc Thánh thọ xong, cúi nghĩ thần hạnh nghiệp thô sơ, đạo lực mai mỏng, thường phát thệ nguyện chẳng thọ nhận danh lợi, kiên giữ ý ấy đã được nhiều năm. Hằng mong cứ vậy truyền đạo đến tương lai, khiến người chuyên ý với Phật pháp. Nay tuy được đội ân khác quý, nếu toại nhục mạo thì thần tự trái với tâm nguyện vốn có, vậy lấy gì để dạy người? Ðâu thể ngưỡng xứng ý Bệ hạ vì thế mà bảo thần trú trì. Với những ân điệp trước, không dám mong cầu thọ nhận. Cúi mong Thánh từ soi xét nỗi lòng bé bỏng của thần, không dám trau chuốc ngôi từ. Bệ hạ đặc ân ban tặng càng nồng đượm thì thần chẳng có năm tháng hành đạo để dâng báo đáp ân trời!” Vua đọc xem đó rồi đem giao Lý Hiếu Thọ đích thân sang khuyến dụ Sư là ý triều đình muốn biểu dương thiện hạnh, mà Sư vẫn xác quyết tự nhiên không đoái hoài, Lý Hiếu Thọ trở về tấu trình đầy đủ, vua phát giận thâu lấy giao cho Hữu Ty. Hữu Ty biết Sư là người trung thành mà vừa xúc phạm thiên oai, bèn hỏi Sư rằng: “Trưởng lão khô gầy buồn bả, phải chăng là đang cảm bệnh?” Sư đáp: “Thường ngày thì có bệnh, nhưng nay thật không bệnh”. Hữu Ty bảo: “Nói có bệnh tức đối với luật pháp được miễn tội khiển trách”. Sư đáp: “Ðâu dám kiêu hãnh xưng bệnh mà mong cầu thoát khỏi tội khiển trách ư?” Hữu Ty thở dài. Từ đó, Sư nhận hình phạt mang vá cặp biên quản thúc tại Truy châu. Các hàng Ðạo tục ở Ðô thành trông thấy đều rơi lệ, mà Sư sắc mặt vẫn nhàn. Ðến Truy châu, thuê mướn nhà để ở, các hàng học giả càng đến thân gần. Mùa Ðông năm sau (1108), vua ban sắc lệnh phóng thả, khiến Sư tự tiện lập am ở trong hồ Phù dung, có cả vài trăm người vây quanh Sư nằm ngồi. Sư lo nghĩ đó là mối họa, mới quy định mỗi ngày mọi người chỉ ăn một bát cháo, những người không kham chịu nỗi dần dần bỏ đi, số còn lại khoảng trăm vị. Ðến mùa Ðông năm Chánh Hòa thứ bảy (1117) vua Huy Tông ban sắc tặng biển ngạch nơi am Sư ở đề hiệu là “Hoa Nghiêm Thiền Tự”. Qua ngày 14 tháng 05 năm sau (1118), Sư không tật bịnh gì bỗng nhiên mà thị tịch. Trước lúc tịch Sư viết kệ tụng trao cho vị thị giả rằng: “Ta tuổi bảy mươi sáu Duyên đời nay đã đủ Sống không ham thiên đường Chết chẳng sợ địa ngục Buông tay ngang mình ngoài ba cõi Nhảy bay mặc tình nào bó buộc”. Mới đầu, Sư ở tại Ðại dương, Thiền sư ở Hoa nghiêm sai Thị giả Quả đem giày da và áo trực chuyết của Thiền sư Ðại dương trao cho Sư, Sư lại đem trao cho Thiền sư Ðạo Vi ở Ðộng sơn, Thiền sư Ðại Vi lui nghỉ ở Chế đông, thị tịch tại chùa nhỏ Song lâm. Nay lấy đem trở về lại núi Lộc môn, xây dựng ngôi các để tôn trí đó, gọi đó là “Tạng y”. Sư làm kệ tụng câu cú tinh thâm rất có chỉ pháp. Sư làm năm bài kệ tụng thuật về môn phong của mình. Bài thứ nhất, tựa đề là “Khéo xướng chẳng dính lưỡi”. “Khắp nơi khắp chốn nói bàn cùng Chẳng nhọc khảy tay Thiền tài tham Không sinh cũng hiểu thông tin tức Hoa mưa trước núi, chim chẳng ngâm”. Bài thứ hai, tựa đề là “Rắn chết kinh hãi ra ngoài cỏ”. “Nắng đốt gió thổi chôn trong cỏ Ðộng kia hơi độc lại trái sai Ðất tối như bảo mở cửa chết Trường an như cũ chẳng ai hay”. Bài thứ ba, tựa đề là “Mở làm khô cốt ngâm”. “Sống được trong chết là phi thường Kín dùng người khác riêng thọ trường Nửa đêm đầu lâu ngâm một khúc Sông băng lửa dữ thành mát trong”. Bài thứ tư, tựa đề là “Cưa sắt với Tam đài”. “Chẳng là điệu cung thương Ai người hòa một bài Bá Nha liệu ở đâu Khúc đây xưa nay dài”. Bài thứ năm, tựa đề là “Chẳng hỏi xưa nay”. “Một pháp vốn không, muôn pháp không Trong đây ai hứa ngộ viên thông Sao bảo Thiếu lâm tin tức mất Ðào hoa như cũ cười gió xuân”. Xưa trước, Sư ẩn dật cùng hổ thân gần, hổ thường nuôi dưỡng bốn con hổ con, qua hơn một tháng, Sư dòm ngó thấy hổ mẹ ra khỏi hang lén sang trông nhìn đó, mùi tanh hôi chẳng thể nói, Sư bèn trộm bắt một con mang về. Hổ mẹ săn mồi bắt được một con lợn nái kéo về đùa bởn nằm trước hang, mừng vẩy cao đuôi, bỗng nhiên chỉ thấy ba con hổ con, hổ mẹ tức giận đưa chân nhảy cẩn nơi đất gầm rống, cả đàn kim bay liệng kêu réo phía trên, Sư liền thả con hổ con Trưởng lão cho nó. Sự việc ấy, Dương Tể Hàn Thừa Nghị có làm bài thơ kệ rằng: “Già mến nương non việc người ít Hổ quen am bạn quái lại chờ Lại nói: Xa xa thạch thất bụi trần lấp Chẳng biết ngày nào mới trở về”. “Vài dặm không người đến Núi vàng mới biết thu Giữa hang một giấc ngủ Quên bặt trăm năm buồn”.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.