Personal Information
Danh Tánh
|
TS Tăng Cẩn
|
|
Gender | ♂️ Male |
Hành Trạng
Additional Info
Tăng Cẩn: Ngài họ Chu, người nước Phái, là người con thứ tư của ẩn sĩ Kiến. Thuở nhỏ rất giỏi về Lão Trang và thi lễ. Sau đó đến Quảng Lăng tham kiến Pháp sư Ðàm Nhân, rồi đảnh lễ bái thỉnh Ngài học đạo. Học tất cả các môn nội ngoại điển và thông thạo tam tạng. Sau đó đến kinh sư gặp Long Quang, Ðạo Sinh lại y chỉ vị này để thọ giáo. Lúc đầu ở chùa Dã Thành. Tống Hiếu Vũ sắc phong Ngài làm thầy của Tương Ðông Vương. Ngài một mực từ chối vì bịnh duyên, nhưng không tránh được. Vương thỉnh Ngài truyền năm giới và càng kính mến Ngài hơn. Trước là Sa-môn Trí Bân, lúc đầu thay thế Ðàm Nhạc làm tăng chánh. Trí Bân cũng là người có đức hạnh được mọi người tôn trọng, rất giỏi Tam Luận Duy-ma, Tư Ích, Thi, Trang, Lão v.v... Sau đó Nghĩa Gia tạo phản và soán ngôi. Lúc đó có người gièm siểm Ngài: Ngài dạy học cho Nghĩa Gia nên lập tức bị tẩn xuất khỏi Giao châu. Khi ấy Tương Ðông lên ngôi, là một vị hoàng đế anh minh. Sắc phong Ngài làm Tăng Thống (quốc sư). Ban cho Ngài một bộ pháp chi, hai mươi người hầu hạ thân tín, mỗi tháng phát lương ba vạn, quanh năm đều có xe kiệu và người cận vệ. Hễ ai ở ngoài trấn thỉnh thì cũng sắc phong để Ngài đến. Ngài từ chối sự cúng dường, phụng sự của tứ phương, đồng thời hỏi tăng chánh là đắc chưa mà được người xem trọng như vậy. Tính Ngài không thích chứa vàng bạc, hễ có ai cúng thì đều sung vào công quỷ làm việc phước. Ngài xây hai ngôi chùa Linh Căn và Linh Cơ. Cho là chỗ nương náu của thiền Tuệ. Cho đến cuối năm Minh Ðế, lại xảy ra nhiều điều cấm kỵ, cho nên những tư tưởng Niết-bàn, diệt độ bấy giờ tạm ngưng. Tất cả những câu tử vong, hung hoạ, suy bạch v.v... đều không được bàn đến. Vì những kẻ không tuân lệnh phạm phải dẫn đến bị phanh thây, mười người thì hết bảy, tám. Ngài Tăng Cẩn thường khuyên can song sự kính nể của vua đã cạn. Bấy giờ Chu Ngung ở Nhữ Nam vào hầu duy ác (chỗ bàn việc quân cơ). Ngài Tăng Cẩn nói với ông rằng: - Việc làm của bệ hạ ngày càng chẳng phải hành động của bậc nhân quân. Người đời khuyên can mà chẳng được lợi ích gì. Cùng lời cạn lý chỉ thêm uổng phí. Mặc dù khổ báo trong ba đời nhưng cần thiết nhất là cận tình. Ðàn việt chỉ có nhân cơ hội hầu hạ mà chánh đáng giải bày những điều này mà thôi. Sau đó vua bị bệnh thấp khớp, nhiều lần châm cứu đau đớn vô cùng, bèn gọi Chu Ngung và Ân Hồng v.v...Nói về những chuyện linh tinh làm tâm thần tán loạn. Chu Ngung bèn đọc thuộc bộ kinh Pháp cú và Hiền ngu, mỗi lần nói chuyện với vua thì liền đem những lời trong hai kinh đó mở đề. Vua cứ ngạc nhiên và nói: - Báo ứng thật đúng như thế và đâu thể không sợ. Vì thế những người phạm nghịch đều lần lượt được khoan hồng. Bởi lẽ ngài Tăng Cẩn đã làm người ta được như vậy. Ngài mất vào giữa niên hiệu Nguyên huy nhà Tống. Thọ bảy mươi chín tuổi. Lại có một vị Sa-môn là Ðàm Ðộ, thế ngôi làm tăng chủ, Ngài vốn là người xứ Lang Da. Thông suốt tam tạng và Xuân thu, Lão, Trang, Dịch học. Thế Tổ, Thái Tông nhà Tống đều rất kính trọng Ngài. Cho đến thiếu đế trái lễ Ngài cũng dấu kín sở đắc. Nhứt cử nhất động không trái nghịch. Ngài ở chùa Tân An, tại chùa này lại có vị Tăng hiệu Thích Huyền Vận cũng tinh thông hai thừa. Trương Vĩnh, Trương Dung đều đến giảng đường vấn đạo. |
Contact Information
Phone
|
Array |
Address | Array |