TS Tăng Già Bạt Ma

Personal Information

Danh Tánh
TS Tăng Già Bạt Ma
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Ðàm-ma Mật-đa dịch là Pháp Tú. Người nước Kế Tân. Lên bảy tuổi Ngài đã thông minh trong sáng, đoan chánh rất mực. Mỗi khi thấy chư tăng làm Phật sự Ngài vui mừng vô hạn. Cha mẹ rất thương con nhưng thấy con lạ lùng bèn cho phép xuất gia. Nước Kế Tân khi ấy có nhiều vị Thánh giả đạt đạo. Ngài liền tham phương cầu học minh sư, quán thông hết tất cả kinh điển và đặc biệt thâm nhập pháp thiền, liền bước vào cửa thiền nơi chốn cực vị áo diệu.

Tánh Ngài trầm tĩnh thâm thúy mà tuệ giải sâu xa. Nghi dung lại đoan chánh rõ ràng. Khi mới sanh hai đôi mi liền với nhau. Vì vậy người đương thời gọi là Liên mi Thiền sư. Ngài thích đi du lịch chư phương vì có chí nguyện hoằng hóa. Sau đó đến nước Quy Tư. Ðêm trước nhà vua mơ thấy thần nhân bảo:

- Ngày mai sẽ có một vị đại phước đức vào nước này, đại vương nên cúng dường hậu đãi .

Hôm sau vua ra lệnh cho các quan ngoài biên ải, có dị nhân vào nước thì mau bẩm báo lại. Quả nhiên hôm đó ngài Ðàm-ma Mật-đa đến. Quốc vương ra tận biên thùy đón tiếp, rước về hoàng cung. Vua xin Ngài thọ ngũ giới và hết lòng cúng dường tứ sự. Tuy an cư nhưng Ngài không màng lợi dưỡng. Ở đó ít lâu Ngài định sang nước khác. Thần nhân lại báo mộng cho vua:

- Người phước đức sắp rời bỏ đại vương rồi .

Tỉnh dậy nhà vua kinh hoàng, buồn bã cùng quần thần cố nài thỉnh Ngài lưu lại, nhưng không được. Sau đó Ngài vượt qua các bãi sa mạc đi đến Ðôn Hoàng lập một tịnh xá nơi vùng đất hoang vu này, trồng cây khai khẩn vườn tược cả trăm mẫu, xây phòng xá thật trang nghiêm. Kế đến Ngài đến Lương châu. Nơi đền công phủ cũ Ngài xây Thiền đường, cùng thu nhận đồ chúng theo học thiền pháp. Chúng tu Thiền kéo đến rất đông.

Ngài muốn đến vùng Giang tả truyền pháp. Niên hiệu Nguyên gia năm đầu1(424), từ Lương châu Ngài đi đến đất Thục, dừng ở Kinh Châu, cất thiền đường ở chùa Trường Sa. Do lòng thỉnh cầu thành khẩn của Ngài, qua vài ngày thì có được xá-lợi, tỏa ánh sáng chiếu đầy cả am thất, khiến cho hàng tăng tục đều phát tâm dõng mãnh tu hành. Không bao lâu Ngài lại theo thuyền đến kinh sư. Ðầu tiên Ngài ở chùa Trung Hưng. Sau đó dời về chùa Kỳ-hoàn. Ðạo phong của Ngài vang xa các vùng lân bang, truyền vào kinh đô, ai ai cũng đều sùng kính. Từ vua hoàng hậu cho đến thái tử công chúa, đều thiết trai tại cung thỉnh cầu cúng dường Ngài. Do lời thỉnh cầu, Ngài dịch kinh, tại chùa Kỳ hoàn. Ngài dịch các bộ Thiền kinh, Thiền pháp yếu, Phổ Hiền quán, Hư không tạng quán v.v… Ngài đem thiền đạo ra để giáo hoá. Tăng tục từ ngàn dặm xa xôi đều về thọ thiền học. Mọi người đều gọi ngài là “Ðại Thiền sư”. Quan thái thú Bình Xương Mãnh Nghị ở Cối Kê, rất thâm tín chánh pháp, xem Phật sự là nhiệm vụ của mình. Nhờ nếm được Thiền vị, nên tâm càng cung kính ân trọng của Ngài.

Một lần ngài cùng thái thú đi du hoá đến Ngân huyện ở Chiết Giang và xây dựng chùa tháp tại đó. Dân chúng vùng này tin theo bùa chú đồng bóng. Ngài ở đó giáo hoá cho họ sửa đổi tín ngưỡng, quy y Tam bảo. Từ Ðông sang Tây ai ai cũng kính phục. Năm Nguyên Gia thứ mười Ngài trở về kinh đô, ở chùa Ðịnh Lâm hạ núi Chung Sơn.

Ngài Mật-đa tánh tình rất điềm đạm, trầm tĩnh, thích cảnh non nước. Vì thế mà Ngài chọn nơi núi cao. Trên Chung sơn Ngài lập chùa Kiến Thượng vào năm mười hai niên hiệu Nguyên Gia. Sĩ thứ nghe tin Ngài xây chùa, bèn cúng dường tịnh thí. Thiền đường tịnh xá vừa được xây cất xong, Tăng chúng từ muôn dặm hội tụ về tu tập thiền định, đọc tụng kinh điển làm cho đạo phong Ngài vang xa.

Ðạt Thiền sư là đệ tử thần túc của Ngài, cũng hoằng hoá truyền đạt đạo mầu làm cho thanh âm vang xa khắp nơi. Từ Tây vực sang phương Nam, những nơi Ngài đến đều lập ra đàn hội phu diễn giáo pháp như ở nước Kế tân vậy. Ngài được thần vương Ca-tỳ-la theo hộ vệ. Khi đến nước Quy Tư, thần vương hiện nguyên hình ngay giữa đường cáo từ Ngài trở về và thưa:

Thần lực của Ngài biến thông khắp nơi nên không cần có con theo hộ vệ về Nam. Nói xong thì thần biến mất. Do vậy khi lập xong chùa trên Chung sơn Ngài bèn hoạ lại tượng của thần vương Ca-tỳ-la, treo trên vách tường. Tượng này hiển hiện ra nhiều điều linh dị. Ai chí thành cầu phước đều được như ý nguyện.

Ngày mùng 6 tháng 7, niên hiệu Nguyên Gia thứ mười chín (442) Ngài viên tịch ở Kiến thượng, thọ tám mươi bảy tuổi. Tăng tục bốn phương đều thương tiếc. Phần mộ của Ngài được xây ở chùa Tống Hy trước Chung Sơn.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.