Thiền Sư Tánh Huệ Nhất Chơn (? - 1851) Chùa Từ Quang - Huế
Hòa thượng Nhất Chơn vốn dòng họ Nguyễn, chánh quán Quy Nhơn tỉnh Bình Định. Lúc đầu ngài xuất gia học đạo tại chùa Báo Quốc, đầu sư với Hòa thượng Phổ Tịnh. Sau đó ngài được thọ giới Cụ túc và được Hòa thượng Bổn sư cho Pháp danh Tánh Huệ rồi trao kệ đắc pháp:
一 真 授 法 傳
內 外 本 如 然
扶 持 諸 佛 祖
繼 世 永 綿 綿
Phiên âm :
Nhất Chân thụ pháp truyền
Nội ngoại bản như nhiên.
Phò trì chư Phật tổ,
Kế thế vĩnh miên miên.
Nguyên Hồng dịch :
Nhất Chân ngộ pháp thiền,
Trong ngoài vốn nhất nguyên.
Giữ mạng mạch Phật tổ,
Đời đời mãi lưu truyền.
Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) ngài được sung chức trú trì Linh Hựu quán, sau đó ngài lại được bổ nhiệm chức Tăng cang Quốc tự Diệu Đế rồi đến chức Tăng cang chùa Linh Mụ. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) ngài khai sơn chùa Từ Quang, toạ lạc trên đất làng Dương Hòa (nay là xã Thuỷ Xuân); đến năm Tự Đức thứ 5 (1851) vào ngày 27 tháng 9 thì Hòa thượng an nhiên thị tịch sau khi đã di chúc cho đệ tử là một chú điệu tên Dũng ở giữ chùa và phú chúc rằng: Nếu không kham được thì đem ngôi chùa tranh này cúng lại cho Đại sư Linh Cơ. Chú Điệu tên Dũng này ở được một thời gian, chùa trở nên hư dột, tự lượng sức mình không kham gánh vác nổi trọng trách nên đã cúng lại ngôi chùa cho ngài Linh Cơ; Hòa thượng Linh Cơ đã ba lần từ chối, nhưng vị thừa lệnh Hòa thượng Diệu Giác và chư Đại đức trong Sơn môn bảo cử nên ngài Linh Cơ đã nhận ngôi chùa cũ bên trong là bàn thờ Hòa thượng Huệ Cảnh và Hòa thượng Nhất Chơn, ngoài vườn chùa thì xây tháp của hai Hòa thượng, còn tấm biển chùa Từ Quang về sau đã đem ra ngôi chùa thuộc ấp Bình An tức là Từ Quang hiện nay, do vị Trú trì chùa Diệu Đế là ngài Tâm Thành khai sơn.
Pháp Thí Hội không phải là shop bán các văn hóa phẩm Phật Giáo. Hội chỉ là nơi nhận Tịnh Tài của các Phật Tử gửi về, mua kinh sách (theo form đăng ký trên web của các Phật Tử ) và thay các Phật Tử đó đi cúng dường các chùa ở vùng xa , những nơi thiếu kinh sách cho các Phật tử nơi đó tu học.
Nếu quý Phật Tử muốn thỉnh kinh sách xin vui lòng không đăng ký tại đây.
Bỏ qua