TS Tây Đường Trí Tạng

Personal Information

Danh Tánh
TS Tây Đường Trí Tạng
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Thiền Sư Tây Đường Trí Tạng
Pháp tự đời thứ hai của Nam Nhạc Hoài Nhượng
Pháp tự của Mã Tổ Đạo Nhất
智 藏 (735-814). Thiền sư Tây Đường Trí Tạng, người Kiền Hóa (huyện Cám, Giang Tây) Trung Quốc, họ Liêu, tám tuổi đã theo thầy học đạo, hai mươi lăm tuổi thọ giới cụ túc. Có vị thầy coi tướng thấy vẻ khác thường của sư đã nói:
Sư cốt khí khác phàm, sẽ làm người phò tá cho Pháp vương. Sư bèn đến hang núi Phật Tích, Kiến Dương (Phúc Kiến) tham yết Mã Tổ, cùng với Hoài Hải được nhập thất và truyền tâm ấn.
Ngày nọ Đại Tịch (Mã Tổ) sai sư đến Trường An trao thư cho quốc sư Trung. Quốc sư Tuệ Trung hỏi:
- Thầy ông nói pháp gì ?
Sư từ bên đông bước qua bên phía tây mà đứng. Quốc sư hỏi:
- Chỉ có cái đó thôi, hay còn cái gì khác ?
Sư bèn đi qua bên phía đông mà đứng. Quốc sư nói:
- Cái đó là của Mã Tổ, còn nhân giả thì thế nào ?
Sư nói:
- Đã sớm trình tự Hòa thượng rồi mà.
Sau lại đem thư cho thiền sư Quốc Nhất ở Kính Sơn, gặp lúc Liên Súy cung thỉnh Mã Tổ cư phủ, ứng kỳ mà thạnh hóa. Sư trở về quận được Đại Tịch trao cho áo nạp cà-sa, bảo học giả thân gần.

*

Tăng hỏi Mã Tổ:
- Thỉnh Hòa thượng rời tứ cú, tuyệt bách phi, chỉ thẳng mỗ đây thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại ?
Mã Tổ nói:
- Ta hôm nay không có bụng hứng thú, ông hãy đi hỏi Trí Tạng đi.
Tăng ấy bèn đến hỏi sư. Sư nói:
- Sao ông không hỏi Hòa thượng ?
Tăng nói:
- Hòa thượng sai mỗ đây đến hỏi thượng tọa đấy.
Sư lấy tay vò đầu nói:
- Ta hôm nay nhức đầu, ông hãy đi hỏi sư huynh Hoài Hải.
Ông tăng nọ lại đến hỏi Hoài Hải. Hoài Hải nói:
- Chỗ này ta cũng không lãnh hội.
Tăng ấy bèn quay lại thuật tự sự cho Mã Tổ. Mã Tổ nói:
- Đầu của Trí Tạng trắng, đầu của Hoài Hải đen.

*

Có hôm nọ Mã Tổ hỏi Sư:
- Ông sao không xem kinh ?
Sư đáp:
- Kinh há có gì lạ sao ?
Mã Tổ nói:
- Tuy là như thế, ông ngày sau dạy người cũng nên biết kinh mới được.
Sư đáp:
- Trí Tạng bịnh lo tự mình điều dưỡng, há dám nói chuyện dạy người.
Mã Tổ nói:
- Ông cuối đời sẽ hưng thịnh giáo pháp trong đời.

*

Thường vâng mệnh Thầy đi sứ khắp nơi, Sư đều hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp. Mã Tổ viên tịch, đồ chúng thỉnh sư kế thừa pháp tịch. Sau ra ngoài trụ Tây Sơn Đường, Kiền Châu, hoằng dương thiền phong Mã Tổ.

Sau khi Mã Tổ thị diệt vào năm thứ bảy đời Đường Trinh Nguyên (791 – Đường Đức Tông),đại chúng thỉnh sư khai đường.
Thượng thư Lý Cao hỏi tăng:
- Mã đại sư có ngôn giáo gì ?
Tăng đáp:
- Đại sư hoặc nói “Tâm ấy là Phật” hoặc nói “Không phải tâm, không phải Phật”.
Lý nói:
- Tất cả các cái đó đều ở bên này.
Lý hỏi sư:
- Mã đại sư có ngôn giáo gì ?
Sư gọi:
- Lý Cao.
Lý lên tiếng “Dạ”. Sư nói:
- Tù và cùng trống động rồi đấy.

*

Thiền sư Chế Không nói với Sư:
- Mặt trời lên sớm quá !
Sư nói:
- Đúng lúc đấy.

*

Sư trụ trì Tây Sơn đường. Có vị tục gia nhân sĩ hỏi:
- Có thiện đường và địa ngục không ?
Đáp:
- Có.
Hỏi:
- Có tam bảo Phật, Pháp, Tăng không ?
Đáp:
- Có.
Bao nhiêu vấn đề nêu ra hỏi nữa, sư đều đáp:
- Có.
Nhân sĩ nói:
- Bao nhiêu câu hồi đáp của Hòa thượng e rằng sai chăng ?
Sư nói:
- Ông từng gặp qua cao tăng đắc đạo chưa ?
Đáp:
- Mỗ đây từng gặp qua Hòa thượng Kính Sơn.
Sư hỏi:
- Kính Sơn nói thế nào với ông ?
Đáp:
- Hòa thượng nói nhất thiết đều không.
Sư hỏi:
- Ông có vợ con không ?
Đáp:
- Có.
Lại hỏi:
- Hòa thượng Kính Sơn có vợ con không ?
Đáp:
- Không.
Sư nói:
- Hòa thượng Kính Sơn nói “Không” là đúng đấy. Nhân sĩ lễ bái lui ra.
Ngày mùng 8 tháng 4 năm Nguyên Hòa thứ chín (814 - Đường Hiến Tông), sư qui tịch, thọ 80 tuổi, tăng lạp 55. Đường Hiến Tông thụy “Đại Tuyên Giáo Thiền Sư”, tháp tên Nguyên Hòa Chứng Chân. Đến đời Đường Mục Tông tái thụy hiệu “Đại Giác Thiền Sư”.
Đệ tử nối pháp có Kiền Vi, còn có các vị tăng Tân La như Đạo Nghĩa, Bản Như, Hồng Thiệp, Huệ Triệt v. v… Đạo Nghĩa về nước lập ra phái thiền ở núi Ca Trí, Hồng Thiệp cũng về nước lập ra phái thiền nơi chùa Thật Tướng, đều là một trong chín tông phái Tào Khê ở Triều Tiên.

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.