Personal Information
Danh Tánh
|
TS Trúc Tiềm
|
|
Gender | ♂️ Male |
Hành Trạng
Additional Info
Trúc Tiềm tự là Pháp Thâm, họ Vương, người Lang Da. Ngài là em của thừa tướng nhà Tấn là Công Quách ở Vũ Sương. Năm mười tám tuổi xuất gia, thờ ngài Lưu Nguyên Chơn ở Trung châu làm thầy. Nguyên Chơn có tài đã sớm nổi tiếng. Tôn Xước khen rằng: - Trong sạch thanh bần, ẩn chỗ an nhàn. Pháp thể này là do Lưu công. Luận nói việc trạm trổ trang sức, khai nhãn chiếu đu, hoài bão trong lòng, hốt nhiên rõ ràng như thế. Tiềm rất cảm phục. Từ đó về sau xa lánh phù hoa, chuyên sùng học Phật. Mỗi lời của Ngài nói ra đều phù hợp với đạo lý, phong thái tư dung đều rõ ràng như thế. Ðến năm hai mươi bốn tuổi Ngài khai đàn giảng Ðại Phẩm Pháp Hoa. Ðã uẩn kín sâu xa lại khéo ăn nói. Vậy nên người quán thông ý đạo số cả năm trăm. Năm Vĩnh gia nhà Tấn Ngài lánh nạn qua vùng Giang Tả. Trung Tôn Nguyên Hoàng và Tiêu Tổ Minh Ðế, thừa tướng Vương Mậu Hoằng, thái úy Dữu Nguyên Quy, nghe danh đức của ngài đều kính phục. Trong năm Kiến Vũ Thái Ninh. Trúc Tiềm thường mang giày vào trong điện, người bấy giờ đều gọi ngài là kẻ sĩ phương ngoài, vì trọng đức vậy. Trung Tông, Tiêu Tổ băng hà, không bao lâu Vương Dữu lại mất. Ngài bèn ẩn tích lên núi để tránh việc thế sự. Người tìm đến Ngài hỏi đạo lại kết thành bạn ở Sơn Môn. Ngài nhàn nhã giảng pháp hơn ba mươi năm, hoặc giảng Phương đẳng, hoặc nói Thích, Lão Trang. Cho đến khi Ai Ðế hiếu trọng Phật pháp, sai sứ hai lần lên ân cần thỉnh Ngài. Trúc Tiềm tiếp chiếu chỉ nên phải về cung khuyết, ở nơi Ngự Diên Ngài khai giảng Ðại phẩm. Vua và triều thần đều khen ngợi. Ở nơi chỗ giảng văn tác tướng. Triều đình cho đến bậc dân dã đều cho là bậc chí đức. Nhờ Ngài mà hàng tăng tục đều thông suốt, tiên triều lại hết lòng kính trọng. Có lần Trúc Tiềm ở chỗ giảng văn gặp Lưu Khôi người nước Phái hỏi rằng: - Đạo sĩ vì sao lại thường đến cửa vua (cửa son) Tiềm đáp: - Ông thấy đó là cửa son còn bần đạo thì thấy đó là cửa bồng (cỏ). Quan tư không thấy Ngài đạo đức thuần phát lòng càng kính trọng, lấy lễ thầy trò tiếp đãi, vài lần mời thỉnh Ngài vào cung. Ngài tuy theo thời vận Ðông Tây mà lòng cảm thấy không vui, bèn xin trở về núi để toại với tiên chí. Tiêu dao nơi cảnh núi non vài năm. Chi Ðộn sai sứ đến muốn mua một ngọn núi nhỏ ở Ốc châu bên cạnh Ngưỡng sơn để làm chỗ ở ẩn. Tiềm đáp: - Muốn đến mua cho sao không nghe Sào Trung mua núi mà ở ẩn trốn. Sau đó có đạo sĩ người Cao Ly viết thư nói với Ngài rằng: - Thượng Toạ Trúc Pháp Thâm, đệ tử của Lưu Công ở Trung châu, thể đức trinh bạch cao lớn, đạo tục đều noi theo. Trú tại kinh ấp duy trì pháp tạng. Trong ngoài đều chiêm ngưỡng vị thầy hoằng đạo. Không bao lâu đạo nghiệp tinh cần không ngại trần tục khảo. Am thất bên Sơn Trạch, tu đức nơi chốn thanh nhàn. Hiện nay ở bên núi ngưỡng cùng nhóm họp bạn đồng du luận đạo thuyết nghĩa. Ở nơi cao mà đều có ngâm vịnh xa gần. Ngài mất vào năm Tấn Ninh Khang thứ hai ở Sơn Quán. Thọ tám mươi chín tuổi. Vua Hiếu Vũ Liệt Tông có chiếu lệnh ghi: “Pháp sư Trúc Tiềm lý ngộ sâu xa, phong lãm thanh thoát. Từ bỏ vinh hoa, sống đời thanh bạch. Sống ở núi non tinh cần tu tập. Lại nói pháp cứu độ chúng sanh, an nhiên thị hoá làm ta thống khổ ở trong lòng, đem tiền mười vạn cùng ngựa xe đưa tiễn”. Tôn Trác đem Ngài so sánh với Lưu Bá Luân. Luận rằng: " Pháp Thâm đạo đức uyên thâm tiếng đồn xa khắp. Lưu Linh tánh tình phóng khoáng lấy vũ trụ làm nhỏ. Tuy công nghiệp của Lưu không cao lớn bằng mà thể sâu rộng thì đồng ". Bấy giờ ở Ngưỡng Sơn lại có Trúc Pháp Hữu, chí nghiệp mạnh mẽ, bác thông cả tam tạng. Thường theo Pháp Thâm thọ học A-tỳ-đàm. Năm hai mươi bốn tuổi có thể giảng thuyết. Sau Ngài lập chùa Nam Ðài ở thành Diệm huyện. Trúc Pháp Uẩn ngộ giải nhập huyền, càng khéo Phóng Quang, Bát-nhã. Khang Pháp Thức cũng có công nghĩa học. Ngài thường gặp Khang Hân. Hân thường cho mình bút đạo thì hơn cả Thức. Pháp Thức và Khang Hân, mỗi bên lập Vương Hữu quân thảo. Người bàng quan trộm lấy cho là tài vật không thể phân biệt. Lại xem các bộ kinh xem qua rất trọng vọng. Trúc Pháp Tề từ nhỏ đã có tài, viết “Cao Dật Sa-môn truyện”. Chư vị đây đều là thần túc của Trúc Tiềm. Tôn Xước đều có làm những bài tán khen ngợi. |
Contact Information
Phone
|
Array |
Address | Array |