Personal Information
Danh Tánh
|
0-TS Tuyết Đậu Trọng Hiển
|
|
Gender | ♂️ Male |
Hành Trạng
Additional Info
1. Thiền sư Trọng Hiển ở Tuyết đậu. Thiền sư Trọng Hiển ở Tuyết đậu tại Minh châu vốn dòng họ Lý ở phủ Toại ninh, nương theo Nhân tiên thượng nhân ở viện Phổ an mà xuất gia. Sau khi thọ giới Cụ túc, vân du khắp các giảng tịch nghiên tầm phỏng học Huyền Lý, gạn hỏi bén nhạy nhanh nhẹn có biện không ai địch nổi. Mọi người đều biết Trọng Hiển là pháp khí. Trọng Hiển tham chỉ nam, dẫn đầu đến Thiền sư Tộ ở Trí môn, tỏ bày hỏi rằng: “Chẳng khởi một niệm, sao là có lỗi quá?” Thiền sư Tộ bảo Trọng Hiển đến gần phía trước, và dùng phất trần vụt đánh vào miệng, Trọng Hiển phỏng mở miệng, Thiền sư Tộ lại đánh, Trọng Hiển bỗng nhiên khai ngộ. Ra ở Thúy phong, sau dời đến ở Tuyết đậu. Ngày khai mở giảng đường, đến trước pháp tòa trông nhìn đại chúng, Sư (Trọng Hiển) bảo rằng: “Không luận bản phận tương kiến, chẳng hẳn phải lên pháp tòa cao”. Và đưa tay họa vẽ một đường mà bảo là: “Mọi người hay theo tay tôi nhìn xem, vô lượng cõi nước của chư Phật đồng một lúc hiện bày”. Ðại chúng mỗi mỗi vị đồng chăm nhìn kỹ, trong đó hoặc có ngằn mé chưa biết rõ, chẳng khỏi kéo bùn mang nước, Sư bèn lên pháp tòa, vị Thượng thủ bạch kiền chùy bải, có vị Tăng vừa mới ra, Sư ước bảo dừng lại và nói là: “Chánh pháp nhãn tạng của Ðức Như Lai ủy thác ở ngày nay, buông phóng đi thì ngoái sỏi phát sinh ánh sáng, cầm nắm dừng ở thì vàng thật mất sắc. Quyền bính tại trong tay, sống chết đã đến lúc, như có kẻ làm thì chung cùng chứng cứ”. Có vị Tăng ra bạch hỏi rằng: “Xa lìa Tổ Tịch Thúy Phong, đã đến Ðạo tràng Tuyết đậu, chưa xét rõ là một hay hai vậy?” Sư bảo: “Ngựa không chạy ngàn dặm, lừa dối tìm đuổi gió”. Lại hỏi: “Thế nào là mây tan, nhà nhà trăng tỏ?” Sư bảo: “Kẻ tài đầu rồng đuôi rắn”. Lại hỏi: “Các ngài Ðức Sơn Lâm Tế đánh hét đã rõ ràng, còn Sư là người như thế nào?” Sư bảo: “Phóng qua một trữ”. Vị Tăng ấy phỏng bàn nghị, sư bèn quát hét, vị Tăng ấy thưa: “Chưa xét rõ chỉ gì riêng hiện có?” Bắn chẳng thật, không nhọc rơi mảy lông”. Lại hỏi: “Thổi pháp loa lớn, gióng pháp cổ lớn, các hàng triều tể vào sân, thế nào là tức thị?” Sư bảo: “Gío trong lành thổi lại chưa nghỉ tốt”. Lại hỏi: “Thế nào thì được gặp đến Sư?” Sư bảo: “Một lời đã nói, bốn ngựa khó đuổi kịp”. Vị Tăng ấy lễ bái. Sư bảo: “Phóng qua một trữ”. Và, Sư nhìn khắp đại chúng mà bảo rằng: “Trời người đồng nhóm tập, phát minh cái việc gì? Sao có thể cùng phân rành khách chủ vội sính hỏi đáp, tiện đáng với Tông thừa, môn phong rộng lớn, oai đức tự tại, vụt tỏa sáng xưa nay, cầm nắm an định đất trời. Ngàn vị Thánh chỉ nói tự biết Ngũ thừa, chẳng thể kiến lập, do đó, trước âm tỏ ngộ ý chỉ còn mê đầu mối đoái hoài suy xét, ngay lời nói biết được Tông chủ còn mờ mịt sự biểu đạt của thức tình. Mọi người cần nên biết chân thật tướng là gì. Chỉ lấy trên không men viu kính ngưỡng, dưới dứt tuyệt chính mình, tự nhiên thường sáng ngay trước mặt, mỗi mỗi vách tường dựng đứng cao ngàn dặm, lại biện rõ được hay không, chưa biện biệt thì nên biện biệt lấy, chưa rành rẽ hãy tự phân rành rẽ lấy. Ðã biện biệt rành rẽ tức có thể cắt đứt dòng sinh tử, đồng chứng cứ ngôi vị của Phật Tổ. Diệu viên siêu ngộ chánh tại lúc này, kham nhân báo đáp ân không báo đáp, để giúp hoằng hóa vô vi”. Có vị hỏi: “Thế nào là Ðại ý Phật pháp?” Sư bảo: “Mây lành năm sắc”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu”. Sư bảo: “Trên đầu man mác”. Lại hỏi: “Lúc Tổ sư Ðạt-ma chưa đến thì như thế nào?” Sư bảo: “Vượn hú cây xưa”. Lại hỏi: “Tức việc ngày nay làm sao sống?” Sư bảo: “Một chẳng thành, hai chẳng vậy”. Lại hỏi: SỐ 2077 - TỤC TRUYỀN ÐĂNG LỤC, Quyển 2 594 “Lúc Hòa thượng chưa biết Trí môn thì như thế nào?” Sư bảo: “Lỗ mũi của ngươi trong tay ta”. Lại hỏi: “Sau khi đã biết rồi thì thế nào?” Sư bảo: “Suốt qua đầu lâu”. Có vị Tăng ra lễ bái rồi đứng dậy thưa hỏi rằng: “Xin Sư đáp câu thoại”. Sư bèn đánh gậy. Vị Tăng ấy lại hỏi: “Há không có phương tiện?” Sư bảo: “Tội chẳng đoán buộc lại”. Lại có vị Tăng ra lễ bái và đứng dậy thưa hỏi rằng: “Xin Sư đáp câu thoại”. Sư bảo: “Hai lớp công án”. Lại hỏi: “Xin Sư chớ đáp câu thoại”. Sư cũng đánh gậy. Lại hỏi: “Người xưa nói sao Bắc đẩu trong Tạng thân, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư bảo: “Mười nghe chẳng bằng một thấy”. Lại hỏi: “Câu thoại ấy hạnh lớn”. Sư bảo: “Chuộc già ngậm sắt”. Lại hỏi: “Người xưa nói: Rõ ràng đất tuyệt một mảy tơ, chỉ như núi sông đại địa, lại nên như thế nào?” Sư bảo: “Ðỏ mặt chẳng như nói thẳng”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu”. Sư bảo: “Nên hỏi ở các phương”. Lại hỏi: “Thế nào là người học ở chính mình?” Sư bảo: “Cưỡi bè phá ngạch”. Lại hỏi: “Chẳng chỉ ấy bèn vậy?” Sư bảo: “Chết trôi sống rỗng”. Lại hỏi: “Thế nào là nghĩa Duyên sinh”. Sư bảo: “Kim cang đúc khoán sắt”. Lại hỏi: “Người học không hiểu”. Sư bảo: “Bia trong chợ ồn náo”. Lại hỏi: “Thế nào là đi đến nơi cùng nước ngồi nhìn lúc mây nổi?” Sư bảo: “Sắp bày xuống”. Lại hỏi: “Suốt bốn mươi chín năm, Ðức Phật giảng nói chẳng đến cùng, nên nay xin Sư nói”. Sư bảo: “Tranh giành đó chẳng đủ”. Lại thưa: “Cảm tạ Sư đáp câu thoại!” Sư bảo: “Gậy sắt, hãy tự trông nhìn”. Lại hỏi: “Thế nào là mắt nắm giữ an định đất trời?” Sư bảo: “Nhắc lấy lỗ mũi”. Lại hỏi: “Người học không hiểu”. Sư bảo: “Một Hỷ một Bi”. Vị Tăng ấy nghĩ phỏng bàn nghị, Sư bảo: “Khổ”. Lại hỏi: “Thế nào là cởi bỏ ngự phục quý báu mà đắp mặc áo quần xấu tệ?” Sư bảo: “Duỗi tay chẳng duỗi tay”. Lại hỏi: “Xin Sư chỉ bày phương tiện”. Sư bảo: “Mắt trái gạt gân, mắt phải móc thịt”. Lại hỏi: “Long môn tranh tiến cử, cái nào là đăng khoa?” Sư bảo: “Trọng Tào điểm ngạch”. Lại hỏi: “Người học không hiểu”. Sư bảo: “Nước lùi che đậy vảy”. Lại hỏi: “Vắng lặng quên lời ai là người được?” Sư bảo: “Cởi khăn xuyên mây đi”. Lại hỏi: “Thế nào là lãnh hội?” Sư bảo: “Vạch áo mang nước về”. Lại thưa: “Hai mươi năm câu thoại này ban hành rộng rãi”. Sư bảo: “Một Trường chua rít”. Lại hỏi: “Ngồi dứt đáy Tỳ-lô, nhân Sư lại có tiếp chăng?” Sư bảo: “Ân cần tiễn biệt đến bờ Tiêu tương”. Lại hỏi: “Thế nào thì người học mặc tội quá?” Sư bảo: “Trời rộng đất hẹp, người buồn sầu”. Vị Tăng ấy lễ bái, Sư bảo: “Ngôn từ khổ khuất, chẳng phòng ngại khó nhả”. Lại hỏi: “Lúc sinh tử đến, làm sao để tránh né?” Sư bảo: “Ðịnh Hoa trên bảng”. Lại SỐ 2077 - TỤC TRUYỀN ÐĂNG LỤC, Quyển 2 595 hỏi: “Chẳng tiện là khi ấy an thân lập mạng chăng?” Sư bảo: “Ðiềm hợp đến nên phụng hành”. Lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là thổi lông kiếm?” Sư bảo: “Khổ”. Lại hỏi: “Vậy có người học nào dùng chăng?” Sư thở dài một hơi rồi bảo: “Trước đại chúng cùng chung xướng đáp, cũng phải là cái tài mới được. Nếu chưa có vội trôi chảy qua nhận đến đáy mắt, chẳng nhọc nhón ra, do đó nói như đống lửa lớn, gần được Sư hơ ngay cửa mặt, cũng như vỗ nắm kiếm báu Thái A, xin tới trước tức tan thân mất mạng, mới nói là Thái A tung vỗ Tổ đường lạnh, ngàn dặm cần nên dứt muôn mối, chớ đợi sáng lạnh liền lánh rựa sáng”. Sư lại bảo: “Xem xem kìa!” Rồi bèn xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi rằng: “Thế nào là một điểm Duy-ma?” Sư bảo: “Hàn sơn phỏng tìm Thập Ðắc”. Lại hỏi: “Thế nào thì vào pháp môn bất nhị?” Sư thở dài một hơi, lại bảo: “Ðại sĩ Duy-ma đi nào theo Ngàn xưa khiến người trông chẳng cùng Pháp môn bất nhị thôi lại hỏi Ðêm về trăng sáng đảnh non cao.” Lúc lên giảng đường: “Núi xuân lớp lớp xanh, Sông xuân vời sắc biếc Xa xa khoảng trời đất Riêng đứng trông nào cùng”. Sư bèn xuống pháp tòa, ngoảy nhìn bảo Thị giả rằng: “Vừa rồi có người trông coi phương trượng chăng?” Thị giả đáp: “Có”. Sư bảo: “Làm giặc, rỗng tâm người”. Lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mười phương không vách rơi bốn mặt cũng không cửa, người xưa hướng về phía nào thấy được khách. Nếu như nói được câu tiếp tay, hứa cho ngươi trên trời dưới trời. Lúc lên giảng đường Sư bảo: “Ruộng đất ẩn mật, đến Phật tổ chẳng dám gần, làm sao mà nâng cẳng chân không dậy? Thần thông du hý đến quỷ thần chẳng thể lường, vì sao mà hạ cẳng chân không được? Ngay thẳng nhiều đủ mười chữ dọc ngang, sáng sớm đánh ba ngàn gậy chiếu tối đánh tám trăm gậy”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ðại chúng ấy với một mảnh đất ruộng phân giao đến nay trải qua thời gian đã lâu. Các người nên nói bốn góc bờ mé còn chưa biết tại đâu, nấu cần cây hạt ở trung tâm, ta cũng không tiếc”. Có người hỏi: “Thế nào là cội nguồn của chư Phật?” Sư đáp: “Ngàn núi sắc lạnh”. Lại hỏi: “Gốc giao hướng thượng ại có hay không?” Sư bảo: “Mưa giọt nham hoa”. Có lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Lúc tuyết phủ Lô Hoa thì như thế nào?” Sư bảo: “Ðiểm”. Lại hỏi: “Làm sao thì là tốt lành làm điềm đi?” Sư bảo: “Hai lớp công án”. Mới nói: “Tuyết phủ Lô Hoa muốn trời chiều Tạ người nhà chẳng tại thuyền chài Trâu trắng thả đi không chỗ tìm Chẳng giữ trẻ núi tặng roi sắt”. Một ngày nọ, vân du lên núi, trông nhìn khắp bốn phía rồi Sư bảo Thị giả rằng: “Ngày nào trở lại nơi đây?” Thị giả buốn xin để lại kệ tụng. Sư bảo: “Bình sinh, ta mắc phải bệnh nói nhiều vậy”. Qua ngày hôm sau, Sư đem Tích trượng, giày, y bát ra ban tặng cho đồ chúng, đệ tử, rồi bảo: “Ðến ngày mồng 07 tháng 07 lại cùng gặp nhau vậy”. Ðến kỳ hạn đó, Sư tắm gội xong, xếp y, gối đầu về hướng Bắc nằm mà thị tịch. Ðại chúng dựng lập Bảo tháp, an táng toàn thân tại gò phía Tây của chùa, sư được ban tặng thụy hiệu là “Minh Giác Ðại sư”. |
Contact Information
Phone
|
Array |
Address | Array |