TS Vân Phong

Personal Information

Danh Tánh
TS Vân Phong - Đời Thứ 3 Dòng Vô Ngôn Thông Việt Nam
Gender ♂️ Male

Hành Trạng

Additional Info

Thiền Sư Vân Phong
(? - 956)
(Đời thứ 3, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Nguyễn, quê ở Từ Liêm quận Vĩnh Khương. Khi mẹ mang thai Sư, thường trai giới tụng kinh, lúc sanh ra có hào quang chiếu sáng cả nhà. Bởi cha mẹ nhận thấy sự linh dị ấy nên cho Sư đi xuất gia.
Đến lớn, Sư theo hầu Thiền sư Thiện Hội ở Siêu Loại. Sư thuộc hàng cao đệ, được thầy truyền dạy thiền yếu. Thiện Hội thường bảo Sư:
- Sống chết là việc lớn, cần phải thấu triệt.
Sư hỏi:
- Khi sống chết đến làm sao tránh được?
- Hãy nắm lấy chỗ không sống chết mà tránh.
- Thế nào là chỗ không sống chết?
- Ngay trong sống chết nhận lấy mới được.
- Làm sao mà hiểu?
- Ngươi hãy đi, chiều sẽ đến.
Chiều Sư lại vào. Thiện Hội bảo:
- Đợi sáng mai, chúng sẽ chứng minh cho ngươi.
Sư hoát nhiên tỉnh ngộ, liền sụp xuống lạy.
Thiện Hội hỏi:
- Ngươi thấy đạo lý gì?
Sư thưa:
- Con đã lãnh hội.
- Ngươi hội thế nào?
Sư bèn đưa nắm tay lên thưa:
- Chẳng tỉnh ngộ là cái gì?
Thiện Hội liền thôi.

* * *

Sau, Sư trụ trì chùa Khai Quốc trong kinh đô Thăng Long. Đến năm thứ ba niên hiệu Hiển Đức đời Châu (956), Sư thị tịch.

---o0o---

Chùa Trấn Quốc

Thời gian mở cửa của chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc nằm trên gò Kim Ngư ở phía đông Hồ Tây, cạnh đường Cổ Ngư, nay là đường Thanh Niên thuộc quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc nguyên ngày xưa là chùa Khai Quốc do vua Lý Nam Đế (554 - 548) xây dựng trên nền cũ của đền An Trì. Theo lời tương truyền, đền An Trì đã có từ đời Hồng Bàng.
Chùa được dựng tại thôn Yên Hoa, nằm trên bờ sông Hồng, ở phía ngoài đê ngày nay, hướng đông bắc Hồ Tây, trong thành Long Biên.
Vua Lý Nam đế giao cho người em họ là Lý Phật Tử xây dựng chùa Khai Quốc. Vua Lý Nam đế đặt tên nước là Vạn Xuân và tên chùa là Khai Quốc, với ý nghĩa lập nên nước “Vạn Xuân” được độc lập tự do muôn đời.
Sau đó Trung Hoa đánh chiếm Vạn Xuân, vua Lý Nam đế mất, Tả tướng quân Triệu Quang Phục lên nối ngôi lấy hiệu là Việt Vương, đóng đô ở thành Long Biên.
Năm 571, Lý Phật Tử dùng mưu đánh bại Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục 549 - 570) lên ngôi vua, lấy hiệu là Nam đế, nên được gọi là Hậu Lý Nam đế. Trong thời gian trị vì nước Vạn Xuân 571-602, có lẽ vua đã trùng hưng chùa Khai Quốc.
Năm 572, vua nhà Tùy sai Lưu Phương đánh chiếm Vạn Xuân, Lý Phật Tử đầu hàng, bị giải về Trung Quốc rồi chết ở bên đó, Trung Hoa lại đô hộ nước Việt.
Năm Canh Tý (580), Tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi từ Trung Quốc sang nước Việt, trụ trì chùa Pháp Vân (chùa Dâu) ở hương Cổ Châu thuộc thành Long Biên. Chùa Pháp Vân ngày xưa là một chùa nổi danh ở phủ thành Liên Lâu (Luy Lâu), một Trung tâm Phật giáo lớn ở Giao Chỉ (Giao Châu) bên cạnh hai Trung tâm Phật giáo lớn khác ở Trung Quốc là Lạc Dương và Bành Thành. Tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã khai sáng nên phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, một phái thiền quan trọng và sớm nhất của Phật giáo Đại Việt. Phái thiền này có nhiều Thiền sư nổi danh: Pháp Hiền, Thanh Biện, Định Không, La Quý An, Pháp Thuận, Thiền Ông, Sùng Phạm, Vạn Hạnh, Định Huệ, Đạo Hạnh...
Năm Canh Tý (820), Tổ sư Vô Ngôn Thông (? - 826) lại từ Trung Quốc sang nước Việt, đến chùa Kiến Sơ ở hương Phù Đổng, huyện Tiên Du, nay là xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội), sáng lập thêm phái thiền Vô Ngôn Thông ở Đại Việt. Phái thiền Vô Ngôn Thông truyền xuống với nhiều Thiền sư nổi danh: Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong, Chân Lưu (Đại sư Khuông Việt), Đa Bảo, Định Hương, Thiền Lão, Viên Chiếu, Quốc sư Thông Biện, Đạo Huệ, Tịnh Không...
Năm 939, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán giành lại độc lập cho đất nước, đóng đô ở Cổ Loa, nhưng rồi đất nước lại lâm vào loạn mười hai sứ quân.
Năm 970, sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân khác, tức vua Đinh Tiên Hoằng, lập nên triều đại nhà Đinh (968 - 980) đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở quê nhà Hoa Lư.
Trong thời nhà Ngô và thời loạn sứ quân, trụ trì chùa Khai là Thiền sư Vân Phong, phái thiền Vô Ngôn Thông đời thứ ba.
Đến đời nhà Trần (1225 - 1400), các phái thiền Liên Hoa, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông suy yếu, số danh tăng còn rất ít, vua Trần Nhân Tông đã kết hợp các phái thiền này lại thành một pháithiền mới có những sắc thái riêng của Đại Việt, đó là phái thiền Trúc Lâm. Phái thiền Trúc Lâm mang đặc trưng riêng của Thiền tông Đại Việt, có những ngôi chùa lớn riêng như Siêu Loại, Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm, Vân Yên... Chùa Khai Quốc không còn vai trò quan trọng như vào thời nhà Lý.
Vào đời Hậu Lê, vì muốn làm mất uy thế của nhà Trần, buộc lòng phải triệt hạ phái thiền Trúc Lâm và ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo, các vua Lê đều phải tìm cách nâng đỡ và phát triển Nho giáo để thay thế Phật giáo. Chính vì vậy đạo Phật ở Đại Việt bị suy thoái dần vào thời Hậu Lê.
Vào niên hiệu Đại Bảo (1440 - 1442), vua Lê Thái Tông cho đổi tên chùa Khai Quốc thành chùa An Quốc.
Đến đời nhà Mạc (1527 - 1593), Phật giáo được phục hưng trở lại, các vua nhà Mạc có ý hộ trì Phật giáo phát triển, nhưng không được bao lâu, nhà Mạc bị nhà Lê trung hưng đánh bại, giành lại chánh quyền.
Vào thời Lê Trung hưng (1593 - 1789), vua Lê và chúa Trịnh đều hộ trì Phật giáo, nhất là các bà thái hậu, chánh cung vương phi, công chúa trong cung vua Lê và phủ chúa đều hết lòng hướng về Tam bảo,xây dựng chùa, trùng tu chùa, tô đắp tượng Phật, chú tạo pháp tượng, pháp khí... cúng dường Tam bảo..., nhiều người trong Hoàng tộc và vương tộc xuất gia tu hành.
Năm Hoằng Định 16 (năm 1615), vua Lê Kính Tông lại cho đổi tên chùa An Quốc thành chùa Trấn Quốc. Với sự đổi tên này, cho thấy vua Lê và chúa Trịnh đã thành tâm tin vào Phật giáo, muốn dựa vào Phật giáo để phục hưng lại đất nước sau mấy trăm năm nội chiến tương tàn, đất nước điêu linh, dân chúng đói khổ.
Trong thời gian 1615-1639, chùa Trấn Quốc đã được trùng tu lại sau mấy trăm năm điêu tàn. Lần xây dựng lại này được khắc vào bia đá, bia do trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính biên soạn vào năm 1639.
Bắt đầu từ thế kỷ 18, các thiền sư thuộc phái Tào Động ở Đàng Ngoài (Tổ sư Thông Giác Thủy Nguyệt) liên tục kế thừa trụ trì chùa Khai Quốc cho đến đời nhà Nguyễn, thứ tự truyền thừa như sau:
- Thiền sư Tánh Trí Giác Quang thuộc đời thứ 39 phái thiền Tào Động, được vua Lê sắc tứ “Viên Dung Hòa thượng”.
- Thiền sư Hải Ngạn, sau khi tịch được sơn môn tôn hiệu “Phổ Tế Bồ tát”.
- Thiền sư Khoan Pháp, được vua sắc tứ “Trung Nghĩa Hòa thượng”.
- Thiền sư Giác Khoan hiệu Minh Lãng.
- Thiền sư Khoan Nhân, tức Sa môn Thanh Từ, hiệu Tịnh Đức Thiền sư, sau khi tịch, tháp được đặt tên là “Hương Lâm tháp”.
- Thiền sư Đạo Sinh hay Tỳ kheo Thanh Hải, được sắc tứ “Tinh Thông Hòa thượng”.
- Thiền sư Sinh Tín tự Thanh Tuyền, hiệu Thích Đường Đường
- Thiền sư Quang Lư, hiệu Như Như.
- Thiền sư Chánh Tấn hiệu Mẫn Thiệp, tháp hiệu Thụy An.
- Thiền sư Tâm Lợi, hiệu Phước Hòa, tháp hiệu là Song An.
- Thiền sư Quảng Đạo.
Trong thời Tây Sơn đánh chiếm Bắc Hà (1776-1801), chùa Trấn Quốc bị hư hoại. Vào thời nhà Nguyễn mới lên ngôi, đầu thế kỷ 19, trụ trì chùa Trấn Quốc là Thiền sư Khoan Nhân, hiệu Tịnh Đức, tức Sa môn Thanh Từ.
Năm Quý Dậu (1813), Thiền sư Khoan Nhân đứng ra hưng công đại trùng tu chùa Trấn Quốc, xây cất ba tòa nhà gồm chánh điện, nhà thiêu hương, và tiền đường. Sau đó dựng gác chuông, làm hai hành lang hai bên và dựng hậu đường, đắp tượng, đúc đại hồng chung...
Công trình đại trùng tu này khởi công từ tháng Giêng năm Quý Dậu đến tháng Giêng năm Ất Hợi (1815) mới hoàn thành.
Tiến sĩ Phạm Quí Thích đã soạn văn bia kể lại việc trùng tu này vào năm Gia Long thứ 14 (1815).
Năm Thiệu Trị thứ 2 Nhâm Dần (1842), nhân dịp ra thành Hà Nội để dự lễ “sắc phong”, vua viếng chùa Trấn Quốc cúng dường 200 quan tiền và cho đổi tên chùa thành chùa Trấn Bắc, tuy nhiên dân chúng vẫn quen gọi là Trấn Quốc cho đến hiện nay. Vua Thiệu Trị cho đổi tên chùa thành Trấn Bắc để thấy vai trò của chùa đã không còn quan trọng như trước nữa, vì từ đời vua Gia Long, kinh đô được đặt tại thành phố Huế. Thăng Long trở thành “cố đô”, chỉ còn kỷ niệm của thời vàng son của các triều vua Lý, Trần, Hậu Lê xa xưa...
Vào đầu thời nhà Nguyễn, Bà huyện Thanh Quan đến Thăng Long, khung cảnh đẹp cổ kính của cố đô đang bị điêu tàn theo sự suy vong của triều đại cũ và theo sự biến đổi “vô thường” của cuộc đời, bao kỷ niệm của thời vàng son cũ của cố đô Thăng Long mang đến nỗi tiếc nhớ xót thương của quá khứ và cảnh hoang sơ tiêu điều của chùa Trấn Bắc, Bà huyện Thanh Quan đã cảm tác nên bài thơ “Chùa Trấn Bắc” như sau:
Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu
Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau.
Mấy tòa sen toả mùi hương ngự
Năm thức mây phong nếp áo chầu.
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau.
Chùa xưa cảnh cũ tìm đâu tá?
Ngơ ngẩn lòng thu khách bạc đầu.
Nhìn cảnh chùa xưa điêu tàn, nhớ lại cố đô Thăng Long vàng son rực rỡ ngày xưa, Bà huyện Thanh Quan ghi lại niềm hoài cảm trong bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” sau:
Tạo hóa gây chi cảnh hí trường,
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy ngươì đây luống đoạn trường.

Năm 1858, quân Pháp xâm lăng Việt Nam.
Năm 1872, quân Pháp tiến đánh Hà Nội để rồi thống trị Việt Nam bằng Hòa ước Giáp Thân (năm 1884).
Chùa Trấn Quốc cũng bị hư hoại theo thời gian và sự sụp đổ của triều đại nhà Nguyễn.
Mãi đến năm Bảo Đại thứ 9 (1934), 120 năm sau lần trùng tu trước, Thiền sư Tâm Lợi hiệu Phước Hòa trụ trì chùa Trấn Quốc mới trùng tu lại chùa, xây dựng gác chuông, bắt cầu Linh Ấn... Thị độc Hàn lâm viện Nguyễn Ngọc Cẩn soạn bài bia khắc vào đá viết vào năm Ất Hợi (1935) như sau:
“Trùng tu Trấn Bắc tự kỷ niệm bi”
(Bia kỷ niệm trùng tu chùa Trấn Bắc)
Chùa Trấn Bắc xưa ở Hà Châu, xã An Phù, tổng Thượng, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông, đến năm Hoằng Định triều nhà Lê [1601 - 1619], bắt đầu được dời về đây.
Từ năm Vĩnh Tộ [1619 - 1628] đến nay, chùa ngày càng được mở mang thêm, thành một danh lam thắng cảnh lớn lao của kinh đô.
Triều xưa, vì những biến loạn trong triều đình Tây Đô (Thanh Hóa), chùa trở thành hoang vu. Hương quan, viên chức bốn xã bàn với các Thiền sư Đặng Huy Diệu, Nguyễn Tuấn Giáp, Võ Trương Trường, Nguyễn Hữu Dực, trên dưới trù tính việc trùng tu, mấy xã trình lên quan xin trùng hưng chùa.
Vị trụ trì chùa là Khoan Nhân, kế tổ tạo phước, hiệp sức hưng công trùng tu chùa này. Công trình trăm, ngàn phần đã được phân nửa, thiện nam tín nữ giúp đỡ một hai phần mới được bửu tòa này.
Mặt trước là tiền đường, hai bên có hành lang, có lầu gác. Hậu đường bốn phía cao lớn, đắp vẽ tượng Phật, đúc chuông.
Tháng Giêng năm Quý Dậu (1813) khởi công, tháng Giêng năm Ất Hợi (1815), công việc hoàn thành.
Cho đến năm Ất Hợi hiện nay (1935) là 120 năm, chùa vẫn là thắng cảnh Hồ Tây.
Xưa nay vật đổi sao dời, phong cảnh không đẹp như trước, may nhờ Thiền sư Tâm Lợi, quản lý trụ trì, chấn hưng lại. Nhờ có Tòa Tổng lý, Viện Bác cổ giúp cho 700 đồng (...).
Đến năm Bảo Đại thứ 9 (1934), có vị trụ trì là Sa môn Tâm Lợi trùng tu lại chùa trở nên phong quang hưng thịnh, có cầu bắc ngang hiệu Linh Ẩn, tháp chuông Hoàng Sơn.
Bài minh viết:
Kiều hoành Linh An Chung lạc Hoàng Sơn
Triệu dương phụng chỉ
Bối ỷ Long Biên.
Thanh thảo liên kỳ
Tây Hồ chi thủy
Bách ức liên hoa
Nhất thiết hoan hỷ
Bất cảm hà tịch
Bất linh hà hư
Quan bỉ thủy nguyệt
Tư kiến chơn như
Lương hòa chi bi
Ư tin vi cố
Ngã lạc tư minh
Tịnh trùng bất hủ
Hoàng triều Bảo Đại, mùa Thu cẩn chí, Đốc công, Hàn lâm viện Thị độc Nguyễn Ngọc Cẩn.
Trước cổng chùa Trấn Quốc hiện nay có cặp câu đối nhắc lại cảnh vàng son của chùa thời xưa:
“Trấn Bắc cổ danh lam đãn dạng Tây Hồ quang tuệ nhất ;
Việt Nam kim thắng tích phương trung Đông độ chấn thiền quan”.

 

 

Contact Information

Phone
Array
Address Array
This entry was posted in . Bookmark the permalink.