Năm 1966

Năm 1966 (Bính Ngọ – PL.2510)

– Ngày 15 tháng 4, Ni sư Diệu Liên thành lập Quan Âm Ni Viện nay tại khu phố Hải Tân, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Tháng 4, Thiền sư Thích Thanh Từ (1924-?) về Núi Lớn – Vũng Tàu, chuẩn bị xây cất Pháp Lạc Thất để nhập thất tu thiền.

– Ngày 26 tháng 5 (nhằm ngày 09 – 4 – Bính Ngọ), Ni sư Tâm Đạo – Thanh Quang (1920-1966) thế danh Bùi Thị Lệ, húy Tâm Đạo, hiệu Thanh Quang, nguyên quán Vĩnh Thanh, tỉnh Nghệ An, thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 43, tu học tại Ni viện Diệu Đức (Huế), tự thiêu thân cầu nguyện hòa bình tại chùa Diệu Đế (Huế), hưởng dương 46 tuổi, 17 hạ lạp.

– Ngày 14 tháng 4 năm Bính Ngọ, Hòa thượng Hồng Quang – Bửu Đức (1909-1966), thế danh Biện Hữu Phước, húy Hồng Quang, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, đời thứ 40, Tổ khai sơn chùa Phước Long (Đức Hòa, Long An), viên tịch, trụ thế 57 năm.

– Ngày 03 tháng 6 (nhằm ngày 15 – 4 – Bính Ngọ), Sư cô Nguyên Tuệ – Diệu Định (1940-1966) thế danh Đỗ Thị Cửu, pháp danh Nguyên Tuệ, tự Diệu Định, sinh tại xã Sơn Phong, quận Hiếu Nhơn, tỉnh Quảng Nam, thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 44, tu học tại chùa Bảo Quang (Đà Nẵng), vì pháp thiêu thân cúng dường Tam Bảo, hưởng dương 27 tuổi.

– Ngày 26 tháng 8, Phật học viện Huệ Nghiêm, quận Bình Chánh, tỉnh

Chợ Lớn mở giới đàn, Hòa thượng Trừng Nguyện – Đôn Hậu (1905-1992) được thỉnh làm Yết ma, Hòa thượng Trí Thủ làm Giáo thọ, Hòa thượng Thiện Tường làm Đệ nhị tôn chứng, Thượng tọa Huệ Hưng làm Đệ ngũ tôn chứng (BNSGĐTVN).

– Ngày 26 tháng 9, Hòa thượng Chơn Miên – Trí Hưng (1908-1986) được suy tôn chức vụ Phó Tăng Thống GHPGVNTN.

– Hòa thượng Ngộ Trí – Huệ Hưng (1917-1990) được cử làm Giáo sư tại Phật Học Viện Cao Đẳng Huệ Nghiêm (1966 – 1969).

– Hòa thượng Giác Hòa – Bửu Lai (1901-1990) được cử đảm nhiệm chức vụ CĐD miền Huệ Quang (gồm các tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Mỹ Tho, Gò Công), văn ph ng được đặt tại chùa Kim Liên – Mỹ Tho.

– Hòa thượng Nguyên Đồ – Quảng Ân (1891-1974) được ông bà Phán Bổn cúng cho một miếng đất ở Mỹ Tho. Ngài cùng đồ chúng về đây xây dựng lên ngôi chùa Linh Phước thứ hai.

– Thượng tọa Thích Thiên Ân (1925-1980) được Cơ quan Văn hóa Á Châu của Liên hiệp quốc mời hợp tác giảng dạy trong chương trình trao đổi giáo sư. Mùa hè năm ấy, ngài lên đường sang Mỹ quốc, giảng dạy tại Đại học đường Nam California ở thành phố Los Angeles.

– Thượng tọa Như Long – Huyền Tế (1905-1986) vận động tín đồ đóng góp xây dựng chùa Bảo Linh tại Bàu Cả, làm nơi đào tạo tăng tài.

– Hòa thượng Như Lợi – Huyền Đạt (1903-1994) được cung thỉnh làm Đường đầu Hòa thượng tại Đại giới đàn Trúc Lâm (Tăng học đường thuộc thị trấn Sơn Tịnh – Quảng Ngãi).

– Thượng tọa Nguyên Phước – Quang Thể (1922-2005) được cung thỉnh giữ chức vụ CĐD Tỉnh Giáo hội (Phật giáo Đà Nẵng).

– Hòa thượng Như Hoàn – Giải Trác – Huệ Tràng (1896-1966), thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, đời thứ 41, trụ trì Tổ đình Tam Thai (Hòa Vang, Quảng Nam), viên tịch, thọ 71 tuổi.

– Đại đức Chơn Phát – Long Tôn (1931-?) đảm nhận chức vụ CĐD GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam.

– Như Hường – Thọ Minh (1920-2000) thành lập Cô nhi viện Diệu Nhân.

– Thượng tọa Như Bình – Huyền Tịnh (1914-2003) được cung thỉnh làm Chứng minh Đạo sư của GHPGVNTN tỉnh Quảng Ngãi.

– Ni sư Tâm Đăng – Chơn Như (1915-2005) được cử làm Ủy viên Ni bộ Bắc tông kiêm Trưởng Ban Ni bộ Bắc tông GHPGVNTN tỉnh Khánh Hòa.

– Đại đức Như Hạnh – Huyền Thâm (1927-2005) được cử giữ chức PĐD kiêm Đặc ủy Thanh niên Phật tử thuộc GHPGVNTN tỉnh Gia Định (1966-1970).

– Hòa thượng Chơn Lý – Hoằng Trí (1894-1966) thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 40, trụ trì Tổ đình Tập Phước tỉnh Gia Định, viên tịch, thọ 73 tuổi.

– Đại đức Như Bổn – Hoằng Giáo (1921-1993) kế thế trụ trì Tổ đình Tập Phước tỉnh Gia Định (nay tại số 233, đường Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, Tp. HCM).

– Đại đức Thành Văn – Nguyên Ngôn (1938-2005) được mời làm

Giáo thọ tại các trường Trung học Bồ-đề Sài Gòn, Chợ Lớn (1966-1969).

– Đại đức Viên Khánh – Thông Bửu (1936-2007) thành lập Ấn quán Phổ Đà Sơn và sáng lập tạp chí An Lạc, do ngài làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Cũng năm này, ngài tổ chức lễ đặt đá trùng tu Tổ đình Quan Thế Âm nay tại quận Phú Nhuận, Tp. HCM.

– Thượng tọa Như Quả – Thiện Hoa (1918-1973) đảm nhận chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.

– Đại đức Đồng Chí – Bảo Huệ (1935-1985) được cử làm CĐD GHPGVNTN tỉnh Long Khánh kiêm trụ trì chùa Long Thọ. Cũng năm này, ngài bị bắt đày đi Côn Đảo 3 năm.

– Hòa thượng Thị Hải – Hành Sơn (1908-1989) khai sơn chùa An Lạc tại Hội An, Quảng Nam.

– Sư cô Diệu Liên – Như Hoa (1925-2006) xây dựng trường Bồ Đề Trí Đức và Bồ Đề Nguyệt Quang.

– Ni sư Như Hường – Thọ Minh (1920-2000) thành lập Cô nhi viện Diệu Nhân bên cạnh chùa Bảo Thắng (Quảng Nam).

– Hòa thượng Trừng Kệ – Tôn Thắng (1889-1976) được suy tôn vào Hội đồng Trưởng Lão Viện Tăng thống GHPGVNTN.

– Thượng tọa Nguyên Chơn – Khế Hội (1916-?) được suy cử làm CĐD GHPGVNTN tỉnh Phú Yên và ngài đã tổ chức Phật học viện Phú Yên (1969-1975).

– Thiền sư Thị Bình – Diệu Khai (1908-1981) trùng tu chùa Viên Thông tại xóm Hành, ấp Tứ Tây, làng An Cựu, phía Tây Nam chân núi Ngự Bình (Huế).

– Thượng tọa Tâm Bổn – Trí Nghiêm (1911-2003) được suy cử giữ chức CĐD GHPGVNTN Khánh Hòa – Nha Trang.

– Hòa thượng Trừng Thông – Tịnh Khiết (1891-1973) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu, Hòa thượng Trí Thủ làm Giới sư cho giới đàn Phật học viện Hải Đức – Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

– Hòa thượng Phước Bình – Hành Trụ (1904-1984) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu, Hòa thượng Trí Thủ làm Giáo thọ, Hòa thượng Định Quang làm Đàn chủ cho giới đàn Phật học viện Huệ Quang – chùa Huỳnh Kim, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định.

– Đại đức Hồng Phán – Quảng Tường (1936-?), thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, đời thứ 40, khai sáng chùa Phước Hòa nay tại ấp Hòa Thuận 2, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

– Đại đức Lệ Hồng – Huệ Hà (1936-2009) được cử làm CĐD. GHPGVNTN quận 5, Sài Gòn.

– Đại đức Nhựt Minh – Chí An, thuộc thiền phái Lâm Tế – Gia Phổ, đời thứ 41, kế thế trụ trì chùa Thắng Quang nay tại ấp Nhất, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang (1966-1975).

– Đại đức Nhuận Hiền – Phước Tịnh, thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 46, xây dựng lại Linh Quang Cổ Tự tại ấp Trung, xã Dưỡng Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

– Đại đức Hồng Căn – Chí Tịnh (1913-1972) được Phật tử cung thỉnh về trụ trì chùa Phật Ân nay tại phường 7, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

– Thượng tọa Thanh Đàm – Trí Dũng (1906-2001) chủ trì xây dựng chùa Phổ Chiếu và chùa Phổ Minh nay tại quận Gò Vấp, Tp. HCM.

– Hòa thượng Tâm Lợi – Thiện Hòa (1907-1978) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu, Hòa thượng Lệ Quang – Thiện Thành làm Đàn chủ cho giới đàn chùa Giác Sanh, phường Phú Thọ Hòa, Sài Gòn. Giới đàn này có 200 giới tử thọ giới.

– Chùa Phụng Sơn ở Gia Định (nay tại số 1408, đường 3/2, phường 2, quận 11, Tp. HCM) được Thượng tọa Tâm Diệp – Phước Quang (1922?) trụ trì, mở trường Hương ba tháng. Trường Hương có 100 vị Tọa thiền thọ giới Sa-di và 120 vị Ngoại thiền thọ giới.

– Chùa Long Huê hiện ở số 131/27, đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, Tp. HCM, đại trùng tu. Năm 1972, chùa lại được trùng tu lần nữa.

– Ni sư Hồng Ẩn – Như Thanh (1911-1999) khai sơn chùa Hải Vân, hiện tại số 74, đường Hạ Long, phường 1, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ni sư tiếp tục trùng tu, mở rộng chùa này vào các năm : 1969, 1972, 1974, 1990.

– Hòa thượng Thiện Hòa – Huệ Minh (?-1982) được suy tôn làm Tăng thống Cổ Sơn Môn Việt Nam.

– Đại đức Hồng Tịnh sáng lập Tu viện Viên Giác hiện tại số 160/4, đường G  Dừa, phường Tam Bình, quận Thủ Đức, Tp. HCM.

– Chùa Sắc tứ Long Huê ở xã Cai Hạt, tỉnh Gia Định (nay tại số 131/27, đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, Tp. HCM) được trùng tu lớn. Chùa này lại được trùng tu lần nữa vào năm 1972.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.