Năm 1926

Năm 1926 (Bính Dần – PL.2470), năm đầu đời vua Bảo Đại (Vĩnh Thụy, 1926-1945).

– Ngày 15 tháng 2 năm Bính Dần, Hòa thượng Phổ Tế trụ trì chùa Tân Long (Cao Lãnh, Sa Đéc), khai Đại giới đàn, Thiền sư Như Tiến – Quảng Hưng (1893-1946) được cung thỉnh làm Đệ nhất tôn chứng sư.

– Ngày 15 tháng 2 năm Bính Dần, Hòa thượng Ngộ Đạo – Từ Vân (1866-1934) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu, Hòa thượng Như Tiến – Quảng Hưng làm Đệ nhất Tôn chứng cho Đại giới đàn Nguyên Hòa tại chùa Tân Long thuộc xã Tân Thuận Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc.

– Ngày 11 tháng 5 năm Bính Dần, Thiền sư Như Thừa – Hoằng Nguyện (1880-1926) họ Nguyễn, pháp danh Như Thừa, tự Giải Trí, hiệu Hoằng Nguyện, sinh tại làng Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 41, trụ trì chùa Viên Thông (Hương Thủy, Huế), thị tịch, hưởng dương 47 tuổi.

– Ngày 09 tháng 7 năm Bính Dần, Thiền sư Thanh Bình – Thận Độc (?-1926) trụ trì chùa Linh Tiên (thôn Bằng Liệt) và chùa Sùng Ân (thôn Tựu Liệt) thị tịch.

– Tháng 7, Thiền sư Thiện T ng (1891-1964) được Thượng tọa Chơn Thanh – Từ Văn (1877-1931) cử về trụ trì chùa Trường Thạnh.

– Hòa thượng Thánh Tú – Huệ Pháp (1871-1927) được sung chức Tăng Cang chùa Diệu Đế ở Thuận Hóa – Huế.

– Ngày 17 tháng 10 năm Bính Dần, Hòa thượng Như Hóa – Hoằng Đạo (1866-1926) thuộc Tông Lâm Tế, đời thứ 39, trụ trì chùa Đại Giác (Biên Hòa, Đồng Nai), viên tịch, thọ 61 tuổi.

– Thượng tọa Hồng Khê – Hoằng Khai (1883-1945) khai trường Hương tại chùa Hội Phước (Tân Thạch, Bến Tre), Thượng tọa Chơn Thanh – Từ Văn (1877-1931) được thỉnh làm Pháp sư.

– Chùa Tây Thiên Phật Cung ở ấp Xuân H a, xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, được vua Bảo Đại ban cho tài vật cùng tín đồ Phật tử đóng góp xây dựng lại quy mô, đồng thời đổi tên chùa là Tây Thiên Cung Tịnh xá. Chùa này do Thiền sư Thanh Ninh – Tâm Tịnh (1868-1928) khai sơn vào năm 1902.

– Thiền sư Thị Bình – Diệu Khai (1908-1981) kế thế trụ trì chùa Viên Thông dưới chân núi Ngự Bình, xã Thủy An, huyện Hương Thủy, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Thiền sư Chơn Cảnh – Trí Thắng (1891-1975) được Phật tử Tâm Thành hiến cúng thảo am và ngài xây dựng lên thành chùa Hương Viên (Bình Định).

– Đại đức Trừng Tương – Nhơn Sanh (1896-1950) đúc Đại hồng chung chùa Phụng Sơn tại xã Ninh Hưng, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

– Chùa Tra Am nay tại xã Thủy An, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên dựng bia “Tra Am ký” do Nguyễn Cao Tiêu soạn văn.

– Hòa thượng Thanh Kế – Huệ Đăng (1873-1953) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu cho giới đàn xuất gia chùa Long Hòa tại núi Thiên Thai, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa (Vũng Tàu).

– Hòa thượng Như Đắc – Giải Tường (1879-1949) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu cho giới đàn xuất gia chùa Phước Sơn thuộc xã Đồng Tr n, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

– Thiền sư Trừng Thành – Giác Tiên (1880-1936) được sắc chỉ chuẩn làm trụ trì chùa Diệu Đế ở Thuận Hóa – Huế.

– Chùa Diệu Viên trên triền đồi Ngũ Phong, thuộc làng Thanh Thủy thượng, xã Thùy Dương (Huế) do Sư cô Trừng Thành – Hướng Đạo (1905-1974) làm tự trưởng, được triều đình ban Sắc phong “Sắc tứ Diệu Viên Ni tự”.

– Thiền sư Ngộ Tâm – Chánh Thọ (1885-1926), thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 39, trụ trì Tổ đình Long Phước (Vĩnh Long), thị tịch, hưởng dương 42 tuổi.

– Hòa thượng Chơn Quang – Minh Đức (1844-1926), thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 40, trụ trì Tổ đình Long Phước (Vĩnh Long), viên tịch, thọ 73 tuổi.

– Hòa thượng Thích Nhật Lý sáng lập chùa An Hòa nay tại số 6/9A, ấp An Phước, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Thiền sư Kiểu Tốt – Hoằng Trí, thuộc thiền phái Lâm Tế – Gia Phổ, đời thứ 40, kế thế trụ trì chùa Đức Lâm nay tại xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (1926-1940).

– Thiền sư Diệu Pháp trùng tu chùa Long Khánh qui mô (trước đây tên là chùa Long Đức hay Long Bình) nay tại số 138/1, đường Bạch Đằng, phường 3, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Đến năm sau (1927) lễ lạc thành, tương truyền Hòa thượng Chơn Luân – Phước Huệ (1869-1945) bổn sư của Thiền sư đề nghị đặt tên chùa là Long Khánh và tặng một cặp đối chữ Hán thêu chỉ hồng trên nền lụa vàng trong ngày lễ : “LONG hưng Tam bảo tiếp dẫn tương lai, KHÁNH hỷ vô biên huy hoàng pháp tự” (NNCONB).

– Thiền sư Thiện Hòa – Huệ Minh (?-1982) về trụ trì chùa Vĩnh Hưng hiện ở số 110, đường Trần Hưng Đạo, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

– Thiền sư Hồng Đồ – Thiện Hương (1882-1928) kế thế trụ trì chùa Đại Giác trên Cù Lao Phố, thuộc Đại Phố Đồng Nai, dinh Trấn Biên, hiện nay thuộc xã Hiệp Hòa, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.