Năm 1941 (Tân Tỵ – PL.2485), đời vua Bảo Đại (Vĩnh Thụy, 1926-1945).
– Ngày 04 tháng 11 năm Canh Thìn, Đại đức Như Lợi – Thiện Thập (?-1941), thuộc thiền phái Lâm Tế – Gia Phổ, đời thứ 40, trụ trì chùa Thiền Tông (Tân Thạnh, Long An), viên tịch.
– Ngày 03 tháng 1 (nhằm ngày 06 – 12 – Canh Thìn), Lễ nhập tháp Hòa thượng Trung Hậu – Thanh Ất (?-1940) tại chùa Linh Ứng (Gia Lâm – Hà Nội).
– Ngày 16, 17, 18 tháng 2 (nhằm ngày 22, 23, 24 – 1 – Tân Tỵ), Pháp quyến của cố Hòa thượng Trung Hậu – Thanh Ất (?-1940) thỉnh hơn 40 sơn môn khắp Bắc Kỳ quang lâm chùa Trung Hậu (Phúc Yên) khai giảng kinh Pháp Hoa, nhân tuần chung thất của cố Hòa thượng. Pháp hội do Hòa thượng Bằng Sở làm chủ.
– Ngày 24 tháng 3 năm Tân Tỵ, Hòa thượng Hồng Ân – Quảng Chánh (?-1941), thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, đời thứ 40, trụ trì chùa Long Sơn (Tân Uyên, Bình Dương), viên tịch, thọ 84 tuổi.
– Ngày 08 tháng 4 năm Tân Tỵ, lễ Phật Đản, Đại đức Chơn Vinh – Bích Truyền (1911-1961) được bổ nhiệm trụ trì chùa Phật Quang nay ở đường Trần Quang Khải, phường Hưng Long, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, dưới sự chứng minh của Hòa thượng Phước Huệ (1875-1963), trụ trì chùa Hải Đức.
– Ngày 09 tháng 4, chùa Thái Nguyên tại Giồng Ông Tố, làng Bình Trưng, tổng An Bình, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định khai đại giới đàn, Hòa thượng Thiên Hương – Thiện Huệ, Hòa thượng Trừng Bình – Vĩnh Hòa được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu, Hòa thượng Từ Nhẫn làm Giới sư.
– Ngày 30 tháng 4 (nhằm ngày 16 – 3 – Tân Tỵ), Hòa thượng Phan Trung Thứ (?-1940), tức Tổ Bằng Sở (Bình Vọng), Chánh đốc giáo trường Thiền học Hội Phật giáo Bắc Kỳ, viên tịch.
– Ngày 25 tháng 5 năm Tân Tỵ, Hòa thượng Ấn Bửu – Thiện Quí (1861-1941), thế danh Nguyễn Văn Lai, pháp danh Ấn Bửu, sinh tại Thủ Dầu Một (Bình Dương), thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 39, trụ trì chùa Hội Khánh (Thủ Dầu Một), viên tịch, thọ 81 tuổi.
– Ngày 09 tháng 6 năm Tân Tỵ, Hòa thượng Như Lương – Thiện Hạnh (1869-1941), thế danh Dư Quốc Đống, pháp danh Như Lương, thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 41, trụ trì chùa Long Sơn (Tân Uyên, Bình Dương), viên tịch, thọ 73 tuổi.
– Ngày 16 tháng 7 năm Tân Tỵ, Hòa thượng Như Đạt – Thiện Cang (1884-1941), thế danh Lý Văn Cang, húy Như Đạt, thuộc thiền phái Lâm Tế, Tổ khai sơn chùa Linh Phước (Đức Hòa, Long An), viên tịch, trụ thế 57 năm.
– Ngày 16 tháng 9, Thiền sư Trí Hải (1906-1979) thuyết pháp với chủ đề “Nhân Duyên” tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Cũng tại chùa này, ngày 10 – 10, Thiền sư giảng đề tài “Phật giáo và dân tộc”; đến ngày 08 – 11, Thiền sư giảng đề tài “Chính Tín”.
– Thượng tọa Hành Thiện – Phúc Hộ (1904-1985) nhận lời mời của Tổng Trị Sự Hội Việt Nam Phật Học Huế, ra làm Giáo học lớp Sơ Đẳng Phật Học Đường chùa Báo Quốc (ở Thuận Hóa – Huế), do Hòa thượng Tâm Như – Trí Thủ làm Giám đốc.
– Thượng tọa Hồng Lang – Bửu Đăng (1904-1948) được sự khuyến trợ của quan Tri phủ Lương Sơ Khai, Ngài làm đơn xin dời chùa Hải Hội từ làng Bình Hòa lên làng An Hội, tổng Bình Trị Thượng, Gò Vấp. Ngôi chùa mới lấy hiệu là Linh Sơn Hải Hội.
– Thượng tọa Thị Huê – Thiện Hương (1903-1971) được chư Sơn thiền đức giáo phẩm trong tỉnh Thủ Dầu Một công cử làm trụ trì chùa Hội Khánh.
– Chùa Long Hội được vua ban Sắc Tứ Long Hội nay tại xã Tân Hòa Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Chùa do Thượng tọa Quảng Châu – Hoằng Thông (1902-1988) làm trụ trì.
– Đại đức Tâm Nhất – Mật Thể (1912-1961) được mời vào giảng dạy tại Phật Học Đường Lưỡng Xuyên – Trà Vinh.
– Hòa thượng Thanh Kế – Huệ Đăng (1873-1953) được quan huyện Bình Khê (Bình Định) và một số đông nhân sĩ đến thọ giáo. Cũng năm này, Hòa thượng lập chùa Thiên Tôn ở núi Ông Đốc, xã Bình Tường – Phú Phong – Tây Sơn, Bình Định.
– Thiền sư Như Thọ – Huyền Tân (1911-1979) kế thế trụ trì Tổ đình Thiền Lâm (TP. Phan Rang). Cũng năm này, ngài được triều đình Huế Sắc chỉ khâm ban Độ điệp trụ trì và Sắc tứ biển ngạch Tổ đình Thiền Lâm.
– Đại đức Thị Huê – Thiện Hương (1903-1971) kế thế trụ trì Tổ đình Hội Khánh nay tại phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
– Chùa Long Khánh hiện tại số 141, đường Trần Cao Vân, phường Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn – Bình Định, được vua Bảo Đại ban biển ngạch Sắc tứ.
– Sư cô Hồng Thọ – Diệu Tịnh (1910-1942) được bà Bang Biện mời khai trường Ni tại chùa Linh Phước (Oai Khoa – Sa Đéc) kiêm Giáo thọ trường này.
– Thượng tọa Trừng Kệ – Tôn Thắng (1889-1976) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu cho Đại giới đàn tại Bình Quang Ni tự ở Bình Thuận.
– Đại đức Tâm Thanh – Tịch Tràng (1909-1976) đảm nhận trụ trì Tổ đình Linh Sơn tại Khánh Hòa.
– Hòa thượng Nguyên Hương – Tường Vân (1899-1983) được cung thỉnh làm Giáo thọ cho giới đàn chùa Xuân Quang tỉnh Bình Thuận.
– Hòa thượng Chơn Quý – Khánh Anh (1895-1961) được cung thỉnh làm Giáo thọ sư cho Trường Kỳ giới đàn chùa Linh Phong thuộc xã Tân Hiệp, tỉnh Mỹ Tho.
– Chùa Thuyền Tôn tại kinh đô Huế mở Đại giới đàn, Hòa thượng Trừng Thông – Tịnh Khiết (1890-1973) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu.
– Hòa thượng Thanh Kế – Huệ Đăng (1873-1953) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu cho giới đàn chùa Long Hòa thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa.
– Hòa thượng Ngộ Tánh – Phước Huệ (1875-1963) đảm nhận chức Trị sự trưởng GHTG tỉnh Thừa Thiên (1941-1945).
– Hòa thượng Thanh Quý – Chơn Thiệt (1887-1968) được sung chức trụ trì chùa Từ Hiếu nay thuộc xã Dương Xuân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Sư cô Nguyên Thanh – Đàm Hương (1912-1990) khai sáng Diệu Ấn Ni tự nay thuộc phường Phước Mỹ, thị xã Phan Rang, Ninh Thuận, do vợ chồng cư sĩ Năm Lợi hiến cúng đất tại làng Phước Đức – Cống Bi.
– Đại đức Trừng Lực – Vĩnh Vô (1900-1995) thành lập chùa Long An nay tại số 2/5D, ấp An Bình, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Hòa thượng Hồng Ngọt (1878-1941), thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 40, trụ trì chùa Tân Hưng (Dĩ An – Bình Dương), viên tịch, thọ 64 tuổi.
– Hòa thượng Kiểu Thới – Tâm Thường (?-1941), thuộc thiền phái Lâm Tế – Gia Phổ, đời thứ 40, trụ trì chùa Long Thắng (Tân Uyên, Bình Dương), viên tịch.
– Hòa thượng Tâm Trung – Nhơn Thứ (1872-1941), thế danh Trần Xin, pháp danh Tâm Trung, tự Nghĩa Đạo, hiệu Nhơn Thứ, quê ở Bình Định, thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 43, Tổ khai sơn chùa Sắt Tứ Linh Quang (TP. Đà Lạt), viên tịch, thọ 70 tuổi.
– Đại đức Thanh Trương – Bửu Khánh, thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 41, kế thế trụ trì chùa Phước Thạnh tại thị trấn Cái Bè – Tiền Giang (1941-1960).
– Đại đức Tâm Trí – Hoằng Thông, thuộc thiền phái Lâm Tế – Liễu Quán, đời thứ 43, kế thế trụ trì chùa Thanh Trước, nay tại ấp G Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang (1941-2002).
– Thiền sư Hồng Xưng – Thiện Quang (1895-1953) xây dựng chùa Vạn Linh trên núi Cấm, dưới chân vồ Bồ Hông ở Châu Đốc, An Giang (Kỷ Yếu Trùng Tu chùa Vạn Đức, Vạn Linh, NXB Tổng Hợp Tp. HCM).
– Thiền sư Như Đông – Đắc Quang (?-1947) khai giới đàn tại chùa Quốc Ân ở Thuận Hóa – Huế.