Cuộc Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Sáu thì y cứ nơi Tam tạng Pāḷi và Chú giải được khắc trên 2503 phiến đá trong cuộc kết tập Lần thứ năm.
Lần thứ sáu được tổ chức tại Yangoon, Myanmar – năm 1956, Trưởng lão Mahāsi Sayādaw được đại hội tôn cử là vị chất vấn từng điểm, từng chi pháp, từng vấn đề trong Tam tạng và Chú giải. Trưởng lão Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa đáp trả những câu hỏi của Trưởng lão Mahāsi. Trong lúc hỏi, đáp Tam tạng và Chú giải như vậy thì Trưởng lão Nyaungyan Sayādaw chủ tọa và 2500 vị tỳkhưu lắng nghe, nếu ai không đồng ý thì lên tiếng góp lời. Đặc biệt, Trưởng lão chủ tọa là vị làu thông Tam tạng và Chú giải. Chưa thôi, đại hội cũng đem các bản kinh cổ của Tích Lan, Thái Lan, Cao Miên và Hiệp hội Thánh điển Pāḷi ở Luân Đôn để nghiên cứu, so sánh và hiệu đính. Sau khi đại hội hoàn mãn, Tăng-già Miến Điện cho in ra để phổ biến, tổng cộng là 45 cuốn Chánh tạng và 92 cuốn Chú giải.
Ngôn ngữ sử dụng trong đại hội kết tập nầy gồm có 3 thứ tiếng: Pāḷi, Miến Điện và Anh ngữ.
Trong kỳ kết tập Tam tạng và Chú giải Lần thứ sáu này có mời đại diện 8 quốc gia Phật giáo Nam truyền đến tham dự, trong đó có phái đoàn Việt Nam do Ht. Bửu Chơn, Tăng thống Giáo hội Tănggià Nguyên thủy Việt Nam làm trưởng đoàn. Và vinh hạnh thay, trong số 2500 vị tỳ-khưu tham dự thì Việt Nam có Đại đức Hộ Giác nằm trong số 500 vị kết tập Sư thường trực vì ngài nắm vững chắc Pāḷi, Miến Điện và Anh ngữ (3 ngôn ngữ của đại hội).