Năm 581 TCN

Theo “Thiện kiến luật” của Hán tạng thì thuở tại tiền, Đức Phật đã có ba lần đến viếng Đảo quốc (Srilanka):
– Lần thứ nhất, ngài đến để giáo hoá tộc người Dạ-xoa.
– Lần thứ hai, ngài đến tộc Rồng để hoà giải sự tranh chấp giữa hai bác cháu Long vương.
– Lần thứ ba, ngài đi hoằng pháp với 500 vị tỳ-khưu và có lưu lại dấu chân.
Mahāvaṃsa cũng có ghi chép truyền thuyết tương tự, nhưng lại khá nhiều chi tiết hơn:
Theo Mahāvaṃsa, lần thứ 3 là do Maṇirakkhika (? – Có nơi nói là Mahādaranāga) thỉnh mời. Lúc ấy đức Chánh Biến Tri đang ở Kỳ Viên vào năm thứ 8 sau ngày thành Đạo đã cùng 500 tỳ-khưu y bát trang nghiêm lên đường. Lúc ấy là vào ngày thứ hai của tháng Vesākha, mùa trăng tròn tươi đẹp, Đức Phật và đại chúng đến Kalyāṇī, được Long vương cung nghinh, tiếp đón trọng thể, hoan hỷ dâng cúng vật thực thượng vị. Độ thực xong, khởi tâm bi mẫn, đức Đạo Sư thuyết một thời pháp, sách tấn hội chúng Rồng. Rời Kalyāṇī, Đức Thế Tôn đến đỉnh núi Sumanakūṭa và để lại dấu chân . Sau đó, Đức Phật còn đến Dīghavāpi và nhiều nơi khác nữa. Chỗ nào mà Đức Thế Tôn ngự đến thì sau này đều trở thành những địa danh lịch sử. Ví như trở thành là nơi trồng cây Bồ-đề, nơi thành Đại lâm viên (Mahāmeghavanārāma), nơi xây Đại bảo tháp (Mahāthūpa), nơi xây Tháp Viên tịnh xá (Thūpārāma), nơi xây Thạch tháp (Silācetiya)…
Như thế là thuở còn tại tiền, đức Chánh Biến Tri đã đến hòn đảo xinh đẹp này, ngài đã gieo duyên chánh pháp đến cư dân bản xứ. Và hơn ai hết, ngài biết rõ, ở đây, mấy trăm năm sau, giáo pháp sẽ hưng thịnh – làm giềng mối cho chánh pháp, tỏa rộng sang các
xứ lân bang, duy trì kinh văn Tam Tạng gần với chính thống, ảnh hưởng khắp năm châu bốn biển.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.