● Theo thần thoại Trung Quốc là người tạo dựng ra trời đất muôn loài từ thuở thế giới còn hỗn độn sơ khai. Do vậy, Đạo Giáo đã tôn phong Bàn Cổ là hóa thân của Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn (một trong Tam Thanh của Đạo Giáo). Theo đó, khi vũ trụ còn là một khối hỗn độn, Bàn Cổ bèn tự nhiên sinh ra. Suốt 18.000 năm, Bàn Cổ dùng rìu để tách rời trời đất, những chất nhẹ và trong sạch bay lên thành trời, những chất nặng nề, dơ bẩn chìm xuống thành đất. Sợ trời đất lại sụp xuống trộn lẫn vào nhau lần nữa, Bàn Cổ liền đầu đội trời, chân đạp đất, khiến trời mỗi ngày cao lên một thước, thân Bàn Cổ cũng mỗi ngày cao thêm một thước. Sau 18.000 năm, Bàn Cổ chết đi, những bộ phận trên thân ông ta biến thành vạn vật trong vũ trụ: Chân tay thân mình biến thành núi non, bắp thịt biến ruộng phì nhiêu, máu biến thành sông ngòi, gân xương biến thành đường lớn, răng lợi biến thành ngọc thạch, da lông biến thành cây cỏ v.v… Có nhà nghiên cứu cho rằng, truyền thuyết Bàn Cổ bắt nguồn từ truyền thuyết Bàn Qua của những dân tộc bản địa (như người Việt cổ chẳng hạn) sống ở hạ lưu Trường Giang trước khi người Hán tràn vào Trung Nguyên.
Bàn Cổ
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội