● (Thời cổ thường dùng lẫn lộn chữ 鋣 và 邪, nên tên của bà này thường viết thành 莫邪, do vậy, đôi khi bị đọc sai thành Mạc Tà) là hai vợ chồng người nước Ngô, là thợ giỏi đúc kiếm thời ấy. Mạc Gia là vợ của Can Tương. Vua nước Ngô là Hạp Lư sai Can Tương đúc kiếm, nhưng sắt đun mãi không chảy. Vợ hỏi phải làm như thế nào? Can Tương nói : “Thuở xưa, đại sư Âu Dã Tử đúc kiếm, sắt nấu không chảy, do vậy, cậy một nữ nhân làm thần lò, bèn đúc thành công rất nhanh”. Mạc Gia nghe nói như vậy bèn lập tức nhảy vào lò đúc, sắt liền chảy tan ra. Can Tương đúc thành hai thanh kiếm báu, thanh hùng kiếm đặt tên là Can Tương, thanh thư kiếm đặt tên là Mạc Gia. Có truyền thuyết khác nói Can Tương đúc hai thanh kiếm Can Tương và Mạc Gia, nhưng chỉ dâng thanh Mạc Gia cho vua Sở, biết chắc vua phát giác sẽ bị kết tội chết, nên dặn vợ là Mạc Gia : “Sau này con sanh ra, khôn lớn, hãy bảo nó tìm kiếm bên Nam Sơn trong hang đá”. Về sau, Mạc Gia sanh con trai tên là Xích. Khi Xích khôn lớn, toan đi báo thù cho cha, nhưng Sở Vương nằm mộng thấy một thanh niên sẽ đến giết mình bèn ra lệnh truy nã con trai của Can Tương. Xích phải bỏ trốn, trên đường bôn tẩu, ca lên một khúc bi thương. Khi bị kẻ truy sát bắt được, Xích kể lể đầu đuôi rồi tự trao kiếm và cắt đầu mình cho kẻ truy sát. Kẻ truy sát đem đầu và kiếm về dâng cho vua Sở, khuyên vua hãy đem đầu Xích nấu lên. Vua Sở nghe lời, nhưng nấu mãi không chín. Kẻ truy sát ấy mời vua nhìn vào vạc, bảo hễ vua nhìn vào, đầu Xích sẽ chín ngay. Vua vừa cúi nhìn, kẻ truy sát thừa cơ vung gươm chặt đứt đầu vua lọt vào vạc, rồi cũng tự chặt đầu mình cho lọt vào vạc. Đầu vua, đầu kẻ truy sát lẫn đầu của Xích cùng bị nấu nát bét, không phân biệt được đầu ai với ai, phải cùng chôn chung tại ranh giới huyện Nghi Xuân, gọi là mộ Tam Vương.
Can Tương Mạc Gia
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội