● (Cửu tuyền): Theo quan niệm thời cổ, Cửu là con số lớn nhất trong những con số căn bản, nên chữ Cửu thường được dùng để hình dung sự nhiều, lớn, cùng cực. Chẳng hạn trong bộ Tố Vấn có câu: “Thiên địa chi chí số, thỉ vu nhất, chung vu cửu yên” (Con số tột cùng của trời đất, khởi đầu bằng một, kết thúc bằng chín). Do đào sâu xuống đất thường thấy mạch nước ngầm nên người xưa tin tưởng dưới mặt đất là những dòng suối chảy ngầm, nên họ gọi chốn sâu thẳm dưới đất là “cửu tuyền”. Hơn nữa, chất đất vùng Hoa Bắc thường có màu vàng xậm nên nước ngầm cũng có màu vàng. Vì thế, chốn âm phủ còn được gọi là “hoàng tuyền”. Cũng có cách giải thích khác là trong Dịch Học, Thổ có màu vàng, thuộc Âm, nên chốn âm phủ gọi là “hoàng tuyền”.
Chín Suối
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội