● Sơ tâm tại duyên gọi là giác; tế tâm phân biệt thiền vị gọi là quán.
● “Giác”là suy cứu sự lí một cách sơ lược – danh từ Duy Thức Học gọi là“tầm” (một trong bốn tâm sở bất định); “quán” là suy cứu sự lí một cách tinh tường, sâu sắc – danh từ Duy Thức Học gọi là “từ” (một trong bốn tâm sở bất định). Nói chung, “giác quán” là ý thức hay suy nghĩ, tìm hiểu, nghiên cứu để làm cho dồi dào kiến thức. Giác và quán nếu được duy trì liên tục, có thể làm mất chánh niệm, thân tâm lao tổn, cho nên hai món này làm chướng ngại rối loạn cho tâm định, lại làm nguyên nhân phát khởi ra lời nói năng. Nếu lìa Giác Quán thì không còn lời nói năng.
● 覺觀, Triệu nói «Nhị Thiền trở lên không còn giác và quán, nên nói là sự im lặng của Hiền Thánh.” Theo đó, giác quán là hai thiền chi đầu của sơ thiền; cũng là hai trong bốn tâm sở bất định của Duy Thức; Skt. vitarka-vicāra, tầm và tứ尋伺.