● (Upâdhyâya): Là một thổ âm của các xứ thuộc miền Tây vực Trung Quốc, do phát âm trại từ chữ Phạn (Sanskrit): upadhyaya (Pali. upajjhaya), phiên âm Ưu-, ba-đà-da là Hòa Xà, Hòa Xã, Cốt Xã, Ô Xã, dịch nghĩa là Thân Giáo Sư, Lực Sanh, Cận Tụng, Y Học, Đại Chúng Sư. Những từ ngữ này đều hàm nghĩa là vị thầy dạy thân thiết, có công năng tăng trưởng huệ mạng Pháp Thân cho đồ đệ, là bậc đức cao giới hạnh tinh nghiêm đáng làm bậc thầy gương mẫu cho mọi người, là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các Sa-di, Tỳ-kheo, cũng gọi là thân giáo sư hoặc Lực sinh (nhờ có thầy mà đạo lực của đệ tử được sinh ra). Vị Tăng sĩ từ 40 tuổi hạ trở lên và tuổi đời trên 60 tuổi mới được gọi Hòa Thượng
Theo Tứ Phần Luật, Hòa Thượng phải là một vị tỳ-kheo hội tụ đủ năm đức:
1) Giữ vững tịnh giới
2) Đủ mười tuổi hạ
3) Thông hiểu tạng Luật
4) Thông đạt Thiền tư
5) Có trí huệ sâu xa.
Theo các nhà nghiên cứu, từ ngữ Upâdhyâya bị biến âm sang tiếng Kuche (Cưu Ty, hoặc Quy Tư) là Pwâjjhaw. Từ ngữ này lại bị biến âm lần nữa qua cách đọc của người Khotan (Vu Điền) thành Khosha, rồi lại bị người Hán đọc trại âm một lần nữa thành Hòa Thượng (He Shang). Về sau, chữ Hòa Thượng được dùng như danh xưng tỏ vẻ tôn trọng với Tăng sĩ; nhưng người bình dân Trung Hoa thường gọi những chú tiểu là Tiểu Hòa Thượng.