● Là một loại đàn của Tây Vực, số dây không nhất định, tối thiểu là năm dây, tối đa là hai mươi lăm dây. Đàn được chia làm hai loại đứng và nằm, thân đàn có hình dáng vòng cung, đầu đàn thường chạm thành hình chim phượng (Phượng Đầu Không Hầu), dây đàn căng dọc theo thân đàn giống như dây cung. Do cấu trúc của nó khá giống với đàn Harp (Thụ Cầm) hiện thời nên người Hoa cũng gọi đàn Harp là Không Hầu. Loại đàn này rất thịnh hành thời cổ nhất là trong các dàn Nhã Nhạc của cung đình do âm thanh của nó réo rắt, lan xa, tao nhã. Loại Tiểu Không Hầu (đây chính là loại đàn thường được vẽ trong các bức cổ họa mô tả cảnh chư thiên tấu nhạc cúng dường, nhất là trong các bích họa ở động Đôn Hoàng) thường được tấu bằng cách ôm vào lòng, dùng ngón tay gẩy, còn Thụ Không Hầu và Ngọa Không Hầu phải đặt trên giá.
Không Hầu
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội