Khu Mật Viện

● Là cơ cấu quan trọng trong chánh quyền thời cổ. Cơ quan này được lập ra vào thời Đường Đại Tông với danh xưng Khu Mật Sứ, do các hoạn quan đảm nhiệm, với nhiệm vụ giúp vua phê duyệt tấu chương và truyền đạt mệnh lệnh. Về sau, Đường Trang Tông đổi Khu Mật Sứ thành Khu Mật Viện, và tăng quyền lực cho cơ quan này, nhằm phân chia bớt quyền uy của Tể Tướng, nhưng Khu Mật Viện thiên trọng việc binh bị và thành viên của Khu Mật Viện gồm toàn những vị đại thần tài năng, chứ không sử dụng thái giám nữa. Đến đời Liêu, Khu Mật Viện bị tách làm hai: Bắc Khu Mật Viện lo quân cơ, Nam Khu Mật Viện chưởng quản quan lại. Đến đời Tống, vai trò của Khu Mật Viện cực kỳ quan trọng, cơ cấu phức tạp hơn, chia thành 12 phòng, đóng vai trò thống lãnh mọi hoạt động của chánh quyền (can dự, điều động cả sáu bộ), có quyền dò xét các quan nếu cần thiết, ngay cả hoàng thân quốc thích cũng không thể tránh khỏi sự giám sát của Khu Mật Viện. Khu Mật Viện do một quan văn đứng đầu, quan võ làm phó. Thoạt đầu, để tránh chuyện tể tướng chuyên quyền, nhà Tống quy định Tể Tướng không được tham dự Khu Mật Viện. Khu Mật Viện thường do hoàng thân quốc thích hay đại thần uyên bác, tín cẩn nắm giữ. Kể từ đời Tống Ninh Tông, Khu Mật Viện thường do Tể Tướng kiêm nhiệm.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.