● (gọi đủ là Tỳ Lưu Ly – Virudhaka), dịch nghĩa là Ác Sanh Vương, con của vua Ba Tư Nặc (Prasenajit) xứ Câu Tát La (Kosala) và phu nhân Mạt Lợi (Mallika). Do quý kính đức Phật, vua Ba Tư Nặc xin cầu hôn với dòng họ Thích Ca, nhưng hoàng tộc Thích Ca tự cho mình là huyết thống cao quý, không thể xen tạp với dòng họ khác, nhưng không thể không gả vì thế lực của Ba Tư Nặc quá mạnh. Cuối cùng, vương gia Ma Ha Nam gợi ý đem Mạt Lợi là cô tỳ nữ xinh đẹp, thông minh nhất của chính mình, giả làm công chúa dòng họ Thích Ca, gả cho Ba Tư Nặc. Mạt Lợi sanh ra Tỳ Lưu Ly. Khi Tỳ Lưu Ly tám tuổi, về quê ngoại học bắn cung. Lúc bấy giờ, dòng họ Thích vừa xây xong một ngôi giảng đường để thỉnh Như Lai và các vị thánh tăng đến cúng dường. Tỳ Lưu Ly cùng năm trăm đứa trẻ vào giảng đường, trèo lên tòa sư tử chơi, bị họ Thích mắng là “kẻ nô tỳ” và đuổi ra khỏi cửa. Tỳ Lưu Ly vô cùng căm tức, lại được đại thần Khổ Mẫu (Dīgha Chārāyana) xui xiểm, nên đã thừa cơ đoạt ngôi vua cha khi Ba Tư Nặc viễn du. Ba Tư Nặc chạy sang cầu viện A Xà Thế giúp đỡ, nhưng bị bệnh chết trên đường lưu vong. Nghe tin cha chết, Tỳ Lưu Ly liền đem binh tiến đánh thành Ca Tỳ La Vệ (dù Phật Thích Ca đã ba lần hiện thân khuyên can). Chiếm được thành, Tỳ Lưu Ly tàn sát tận diệt dòng họ Thích Ca, máu chảy thành sông.
Lưu Ly Vương
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội