● Mười Hai Bộ Kinh tức là mười hai thể loại của toàn bộ kinh điển Phật dạy:
Thể văn và sự lý trong tất cả các kinh chia ra 12 loại (bộ = bộ phận, hay chi = thành phần), mà có bộ hay cuốn kinh đủ cả 12 loại, có bộ hay cuốn chỉ là 1 loại cho đến 11 loại. Ðó là :
01.Tu Đa La (Sutra = khế kinh, vì khế hợp chân lý và tâm lý) là thể văn trường hàng trong các kinh, nói thẳng pháp nghĩa,
02.Kỳ dạ (Geya = ứng tụng hay trùng tụng) là thể văn chỉnh cú ứng với văn trường hàng mà lặp lại pháp nghĩa ở trước,
03.Già đà (Gatha = phúng tụng hay cô khởi) là thể văn chỉnh cú không theo trường hàng mà tự nói pháp nghĩa,
04.Ni đà na (Nidana = nhân duyên) là thuật lại lý do thấy Phật nghe pháp, lý do và địa điểm Phật thuyết pháp giáo hoá,
05.Y đế mục đa (Itivutaka = bản sự) là Phật thuật lại nhân duyên quá khứ của đệ tử,
06.Xà đa già (Jataka = bản sanh) là Phật nói về nhân duyên quá khứ của ngài,
07.A phù đạt ma (Adbhutadharma = vị tằng hữu) là ghi lại những việc bất tư nghị của thần lực Phật thị hiện,
08.A ba đà na (Avadana = thí dụ) là nói những ví dụ,
09.Ưu bà đề xá (Upadesa = luận nghĩa) là vấn đáp thảo luận về pháp nghĩa,
10. Ưu đà na (Udana = tự thuyết) là Phật tự nói chứ không ai hỏi được,
11.Tỳ phật lược (Vaipulya = phương quảng) nói về chân lý chính xác và rộng lớn
12.Hoà già la (Vyakarana = thọ ký) thọ ký thành Phật cho bồ tát. Tựu trung, 3 loại đầu là chia theo thể văn, 9 loại sau là chia theo sự lý của thể văn ấy.