● Là tâm trạng nghi hoặc, dụ dự, không quyết định. “Nghi” là lí trí suy xét nhưng không nhận rõ được lẽ thật hư, là trạng thái tâm lí không biết chắc rõ ràng, không thể xác quyết là phải hay quấy. Khi có điều nghi ngờ, người ta thường có khuynh hướng dùng triết lí để phân tích vấn đề, hoặc quán sát trực tiếp vấn đề, để mong thấy rõ cái lí lẽ chân thật. Như vậy, đặc tính của “nghi”, khởi đầu là nghi một hiện tượng ngoại giới, rồi dần dần chuyển hướng vào nội giới, hình thành một “khối nghi” – tức là “nghi tình”, làm điều kiện dễ dàng cho trí quán chiếu trực tiếp phát sinh. Bởi vậy, Thiền Tông thường nhấn mạnh rằng, cái nghi lớn (đại nghi) chính là cái tuyệt đối cần thiết cho sự tham thiền ngộ đạo. Ví như có vị sư làm mất chiếc áo cà sa duy nhất, tìm không thấy, cứ nhớ mãi trong lòng, niệm niệm không quên, để rồi lại đi tìm, cho đến khi nào tìm thấy mới thôi. Cho nên, “nghi” là điều tối quan trọng của Hành Giả tập thiền, có nghi mới có chứng ngộ; và cái nghi đó được gọi là“chân nghi” (cái nghi chính đáng). Không có cái nghi tình (chân nghi) này thì sẽ không hi vọng có ngày chứng ngộ.
Nghi Tình
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội