● 五音, “ngũ thanh âm giai”, năm thanh âm nhạc: Cung, Thương, Giác, Trưng, Vũ (宮商角徵羽), gần như tương ứng với năm note nhạc Do, Re, Mi, Sol, La trong âm nhạc Tây phương. Về sau này, nhạc lý Trung Quốc thêm vào hai note nữa là Đê (Đê Bán Âm Cung, Bán Cung, gần tương ứng với note Si) và Biến Chủy (Bán Chủy). Theo cách định nghĩa truyền thống, trong thang âm của một cây sáo trúc, âm Cung chiếm 81 đơn vị, Thương là 72 đơn vị, Giốc là 64 đơn vị, Chủy là 54 đơn vị, và Vũ là 48 đơn vị. Đây chính là cách định nghĩa dựa trên trường độ của sóng âm và tần suất dao động. Quan điểm Ngũ Âm do mô phỏng âm thanh trong tự nhiên và tương ứng với Ngũ Hành (sau này lại được mở rộng thêm ra, tương ứng với Ngũ Tạng, chẳng hạn như Cung tương ứng với Tỳ, Thương tương ứng với Phổi v.v…) Thiên Địa Viên trong sách Quản Tử đã viết : “Nghe âm Vũ như tiếng chim hót ngoài đồng, nghe âm Cung như tiếng trâu kêu trong chuồng, nghe âm Thương như tiếng dê kêu khi lìa bầy, nghe âm Giốc như tiếng chim Trĩ đậu trên cây đang hót, tiếng hót rất nhanh nhưng thật rõ ràng…”
Ngũ Âm
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội