● 因緣 unconnected dharma
Có hai nghĩa:
1.Thiền tông cho cơ ngữ hoặc hành vi động tác thị cơ, ứng cơ là nhân duyên, ý nghĩa giống như công án;
2.Giáo môn cho rằng những tư tưởng ngôn hạnh có thể dẫn đến quả báo là nhân duyên, tức là nhân trong nhân quả báo ứng.
Là từ gộp chung của hai từ “nhân” và “duyên”. Nhân là nguyên nhân nội tại, trực tiếp dẫn tới sinh ra một pháp; duyên là nguyên nhân ngoại tại, trợ giúp cho nguyên nhân nội tại, gián tiếp dẫn tới sinh ra một pháp. Bởi vậy, nhân cũng còn gọi là “nội nhân”, hay “thân nhân”; và duyên cũng còn gọi là “ngoại duyên”, hay “sơ duyên”. Từ đó, ở một ý nghĩa rộng rãi, khi nói “nhân” thì đã bao hàm cả nhân (nội nhân) và duyên (ngoại duyên). Một cách cụ thể, có thể nói, nhân là hạt giống để phát sinh ra một pháp, và duyên là những điều kiện phụ thuộc giúp cho hạt giống ấy phát sinh pháp đó. Vậy, nhân và duyên đều là nguyên nhân; pháp được sinh ra chính là kết quả.
Tất cả vạn pháp đều do nhân và duyên hòa hợp mới phát sinh; nhân và duyên không hòa hợp thì không có gì phát sinh; hoặc, nếu một pháp đã sinh, mà nhân và duyên tan rã, thì pháp ấy liền tiêu diệt. Đó gọi là “duyên sinh” hay “duyên khởi”, là một trong những giáo lí căn bản và quan trọng nhất của Phật giáo.
Tăng Thượng Duyên, là điều kiện phụ giúp. Dù hạt lúa là điều kiện chính, nhưng nó không phải là điều kiện duy nhất và đầy đủ, vì nếu chỉ một mình nó không thôi, cũng không thể làm nẩy sinh ra cây lúa, mà phải nhờ đến nhiều điều kiện khác như đất, nước, phân bón, ánh sáng mặt trời, sức người, sức vật, máy móc v.v…, những thứ này là tăng thượng duyên của hạt lúa. Những điều kiện phụ giúp này cũng có thuận và có nghịch, cho nên chúng có thể phân làm hai loạinhững điều kiện giúp cho điều kiện chính phát sinh và tiến triển cho đến khi có được thành quả mĩ mãn, thì gọi là “thuận tăng thượng duyên”; ngược lại, những điều kiện đe dọa, ngăn cản, phá hoại, làm cho hạt giống không thể phát sinh được, thì gọi là “nghịch tăng thượng duyên”. Nhưng cũng nên chú ý, không phải lúc nào thuận tăng thượng duyên cũng là tốt và nghịch tăng thượng duyên cũng là xấu, mà cũng có trường hợp ngược lại. Nếu có những điều kiện thuận lợi nào đó đã giúp cho một tâm niệm độc ác phát sinh thành hành động gây đau khổ thì đó là những thuận tăng thượng duyên xấu; trái lại, khi một ý tưởng xấu vừa khởi lên mà người tu học biết dùng những phương pháp hữu hiệu dập tắt liền, không để cho phát hiện thành hành động, thì đó là những nghịch tăng thượng duyên tốt.
Sở Duyên Duyên, là điều kiện đối tượng của nhận thức. Danh từ “sở duyên duyên” gồm có hai danh từ nhập lại“sở duyên” và “duyên”. “Sở duyên” nghĩa là đối tượng của nhận thức; và “duyên” nghĩa là điều kiện. Duy Thức Học nói, “nhận thức luôn luôn bao gồm chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức”. Biết thì không thể biết suông, mà phải là biết cái gì; nhận thức luôn luôn phải là nhận thức một đối tượng, cho nên, không có đối tượng thì không có nhận thức. Vì vậy, sở duyên là điều kiện thiết yếu cho thức, tức là điều kiện thiết yếu để vạn pháp có mặt.
Đẳng Vô Gián Duyên, là điều kiện tiếp nối liên tục, không gián đoạn của vạn pháp. Trong dòng sống của vạn pháp cần có sự liên tục, nếu gián đoạn thì sẽ không có gì được hình thành cả. Nếu tôi của giây phút thứ nhất mà không có tôi của giây phút thứ hai tiếp nối thì sẽ không còn gì là tôi cả! Vì vậy, đẳng vô gián cũng là một điều kiện vô cùng quan trọng cho sự hiện hữu của sự vật.
● Nhân Duyên” cũng là tên của một trong mười hai thể loại của toàn bộ kinh điển Phật giáo (mười hai bộ kinh). Đây là loại kinh văn chứa đựng những bài pháp Phật nói do có người thỉnh cầu, do một sự việc nào đó đã xảy ra, hoặc các điều giới Phật chế ra do vì đã có người phạm lỗi. Đối lại với loại kinh văn này là loại “Tự Thuyết”, tức là loại kinh văn chứa đựng những bài pháp Phật tự nói ra vì thấy cần thiết cho sự tu học của tăng chúng, chứ không vì một nguyên nhân nào cả