● Là cảnh là trí và trí là cảnh. Cảnh, trí không hai. Chân thật tướng của vạn sự vạn vật bình đẳng không hai, gọi là như như. Đoạn tế tâm yếu ghi: “Vô tâm là không có tất cả tâm. Thể như như bên trong như gỗ đá không lay không động; bên ngoài như hư không không bít không ngại, không năng sở không chỗ nơi, không tướng mạo không được mất”.
●1. Tướng là pháp hữu vi lố xố muôn tượng, pháp nào cũng đều tự nhơn duyên sanh ra để chường bày tướng trạng của các thứ.
2.Danh là cũng nương nơi nhơn duyên để kêu gọi cái tướng của các pháp kia, mà nảy ra cái danh của mỗi pháp. Bởi tướng là sở thuyên, còn danh là năng thuyên. Tướng, Danh ấy là cái cảnh sở biến do nơi tâm hữu lậu của phàm phu nó biến hiện ra.
3.Phân biệt, cựu dịch là vọng tưởng, là cái tâm năng biến ra 2 cái tướng phân biệt và phần sở biến. Ba pháp trên đó, là phần năng biến và phần sở biến của tâm hữu lậu.
4.Chánh Trí là tất cả vọng tưởng nó xen vào tâm vô lậu. Bốn Pháp trên đó chung là pháp hữu vi, để riêng biệt phần hữu lậu và vô lậu.
5.Như Như là cái chơn như do chánh trí trước mà chứng đặng; bởi do nơi trí đúng như lý mà chứng đặng chơn như nên nói là như như, là phần vô vi. Dùng năm pháp ấy để gồm thâu tất cả các pháp hữu vi và vô vi, không sót một pháp nào.