● Tức Pháp xứ qui vào sắc. Xá Lợi phất A tỳ đàm luận (ĐTK 1548), quyển 3 : “Thế nào là sắc ấm? Là mười sắc nhập và pháp nhập sắc … Thế nào là mười sắc nhập? Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập và sắc, thanh, hương, vị, xúc nhập, đó gọi là mười sắc nhập. Thế nào là pháp nhập sắc? Những phi giới vô giáo của thân và khẩu, những giới vô giáo hữu lậu của thân và khẩu, thân tiến hữu lậu, thân trừ hữu lậu, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân tiến, chánh thân trừ, đó gọi là pháp nhập sắc.” Tuy luận này không dùng thuật ngữ vô biểu sắc nhưng rõ ràng đã đề cập đến loại này, hay nói rõ hơn, luận này đã xác định một phần nhỏ của pháp xứ có tính chất vô kiến vô đối, đó cũng chính là vô biểu sắc. Vô biểu là cái không biểu hiện ra ngoài thành các hình dạng để có thể nhận biết được, nó là phần bảo tồn lại sau khi các biểu hiện của thân và khẩu được thực hiện. Nó tiềm tàng trong ta và có một năng lực nhất định và sẽ phát huy tác dụng khi đủ nhân duyên.
Pháp Nhập Sắc
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội