● Cũng gọi là thực tướng chơn như, pháp giới, Niết Bàn v.v… Là nghĩa bất biến, nghĩa là các pháp do tất cả nhân duyên tạo thành, xét theo thời gian thì các pháp Sanh Diệt biến hóa trong từng sát-na, nhưng chỉ có tánh không của các pháp mới thường hằng bất biến, nên gọi là pháp tánh. Là thể của muôn pháp; trong nhơ, sạch ở loài hữu tình, ở loài phi tình, tánh nó không thay đổi nên gọi là pháp tánh. Do đó, “pháp tánh” là một tên gọi khác của “chân như”; nó không phải là “hành”. Nó không thể nhận biết bằng ý thức phân biệt của phàm phu, mà chỉ thể nhập bằng trí tuệ giác ngộ của các bậc thánh giả. Luận duy thức thuật ký nói: “Chơn lý của các pháp gọi là Pháp Tánh”.
Pháp Tánh
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội