● Là một thuật ngữ Phật học, chỉ cho những hành động, cử chỉ và ngôn ngữ khéo léo mà người tu tập hạnh Bồ-tát sử dụng trong công việc giáo hóa chúng sinh. Chân lí là pháp chân thật, chỉ có thể chứng nghiệm, thể nhập, chứ không thể suy nghĩ hay nói năng. Bởi vậy, muốn cho chúng sinh thể nhập pháp chân thật, chư Phật và Bồ-tát phải quán sát căn cơ của chúng sinh, tùy mỗi hạng mà bày ra những phương pháp (pháp môn) khác nhau để chỉ bày, hướng dẫn, hóa độ. Tất cả mọi pháp môn đó (thường nói là tám vạn bốn ngàn pháp môn) đều được gọi là “phương tiện”. Cũng vậy, tuệ giác của chư Phật là trí tuệ bát nhã, chân thật, bình đẳng, không phân biệt; nhưng trong công việc hóa độ chúng sinh, chư Phật và Bồ-tát phải dùng thứ trí tuệ quyền tạm để quán chiếu những hiện tượng sai khác của đời sống chúng sinh, để tùy cơ giáo hóa. Thứ trí tuệ quyền tạm ấy được gọi là “trí phương tiện”. Tóm lại, tất cả mọi pháp môn tu hành để đạt tới tuệ giác siêu việt, đều là “phương tiện”. – Ngay như việc phân chia có hai thứ trí tuệ chân thật và quyền tạm, cũng vẫn là “phương tiện”
Phương tiện
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội