Sắc Pháp

● Là các hiện tượng vật chất, gồm có 11 pháp : nhãn (mắt), nhĩ (tai), tị (mũi), thiệt (lưỡi), thân (thân thể), sắc (hình tướng và màu sắc như dài, ngắn, vuông, tròn, sáng, tối, xanh, vàng, v.v…), thanh (âm thanh như tiếng nói, tiếng động, tiếng vang, v.v…), hương (các thứ mùi thơm, hôi, v.v…), vị (các thứ vị nếm như cay, đắng, chua, mặn, v.v…), xúc (sự chạm xúc như nhẹ, nặng, trơn, nhám, lạnh, nóng, ấm, cứng, mềm, v.v…), pháp (các ý tượng, tức bóng dáng của năm trần -sắc, thanh, hương, vị, xúc- ở trên còn lưu lại trong ý thức).

Theo nghĩa này, “sắc” là chỉ chung cho các thứ vật chất, là những vật có hình trạng, có chiếm một khoảng không gian nhất định, làm chướng ngại cho nhau, và có tính chất thay đổi, tàn hoại. Trong năm uẩn, sắc thuộc về “sắc uẩn”.

Tông Duy Thức chia vạn pháp ra làm 100 pháp, gồm trong 5 nhóm

1.4 đại chủng và các sở tạo sắc (5 Căn, 5 trần và vô biểu sắc);

2.Tâm Pháp : 8 thức tâm vương;

3.Tâm Sở Pháp : 51 tâm sở : 5 tâm sở Biến hành (tác ý, xúc, thọ, tưởng và tư), 5 Tâm sở Biệt Cảnh (dục, thắng giải, niệm, định và tuệ), 11 tâm sở thiện (tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, cần, khinh an, bất phóng dật, hành xả và bất hại), 6 tâm sở căn bản phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến), 20 tâm sở tùy phiền não (phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, kiêu, vô tàm, vô qúi, trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn và bất chánh tri), 4 tâm sở Bất định (hối, miên, tầm và tứ);

4.Bất Tương Ưng Hành Pháp có 24 : đắc, mạng căn, chúng đồng phận, dị sanh tánh, vô tưởng định, diệt tận định, vô tướng quả, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, trụ, lão, vô thường, lưu chuyển, định dị, tương ưng, thế tốc, thứ đệ, phương, thời, số, hòa hiệp tánh và bất hòa hiệp tánh;

5.Vô Vi pháp có 6 : hư không vô vi, trạch diệt vô vi, phi trạch diệt vô vi, bất động diệt vô vi, thọ tưởng diệt vô vi và chân như vô vi.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.