● Sáu kinh, mười một luận. Tông Duy Thức coi sáu bộ kinh và mười một bộ luận là kinh điển trọng yếu phải nghiên cứu hòng thông hiểu
- Kinh Hoa nghiêm (có 2 bản dịch, 1 của ngài Phật-đà Bạt-đà-la và 1 của ngài Thực-xoa Nanđà);
- Kinh Giải thâm mật (có 2 bản dịch, 1 của ngài Bồ đề lưu chi và 1 của ngài Huyền trang);
- Kinh Như lai xuất hiện công đức trang nghiêm (không có bản Hán văn);
- Kinh Đại thừa A-tỳ-đạt-ma (được nhắc đến trong Nhiếp đại thừa luận, Du-già sư địa luận nhưng không có bản Hán văn, có lẽ đã thất truyền);
- Kinh Lăng già (có 3 bản dịch, 1 của ngài Cầu-na Bạt-đà-la, 1 của ngài Bồ-đề Lưu-chi và 1 của ngài Thực-xoa Nan-đà);
- Kinh Hậu nghiêm (chưa truyền dịch, có thuyết cho rằng đây là kinh Đại thừa mật nghiêm do ngài Nhật Chiếu dịch).
Mười một bộ luận là:
1) Du Già Sư Địa Luận
2) Hiển Dương Thánh Giáo Luận
3) Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận
4) Tập Lượng Luận
5) Nhiếp Đại Thừa Luận
6) Thập Địa Kinh Luận
7) Quán Sở Duyên Duyên Luận
8) Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tập Luận
9) Duy Thức Nhị Thập Luận
10) Biện Trung Biên Luận
11) Phân Biệt Du Già Luận. Đôi khi có những vị giảng sư đề xướng thêm vào danh sách trên đây bộ Duy Thức Tam Thập Luận, tạo thành mười hai luận chủ yếu của tông Duy Thức. Tuy vậy, trên thực tế, tại Trung Hoa, hai bộ luận chủ yếu để nghiên cứu Duy Thức Pháp Tướng lại là Thành Duy Thức Luận và Du Già Sư Địa Luận.
● Của Nho Gia (Nho gia lục kinh): Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân Thu.