Thạch Kinh Sơn

● Có tên cũ là Bạch Đới Sơn, hay Vân Cư Sơn, thuộc huyện Phòng Sơn, tỉnh Hà Bắc. Do sư Tịnh Uyển (Minh Báo Ký ghi là Trí Uyển) khởi xướng khắc kinh trên đá cất giữ trong động mà núi được gọi là Thạch Kinh Sơn. Do thế núi ngoằn ngoèo kỳ vĩ nên núi còn có tên nữa là Tiểu Tây Thiên. Trong lá thư trên đây, tổ Ấn Quang ghi sư Trí Uyển sống vào đời Tấn có lẽ là do người sao lục chép nhầm. Theo từ điển Phật Quang Sơn, trong niên hiệu Đại Nghiệp (605-616) nhà Tùy, do các vua thuộc triều đại Bắc Châu, Bắc Tề nối tiếp nhau phế Phật, Trục xuất Sa-môn, đốt phá nhà chùa, sư Tịnh Uyển chùa Trí Tuyền ở U Châu liền phát nguyện tạo khắc Đại Tạng Kinh trên đá để kinh điển khỏi bị diệt mất. Được sự hỗ trợ của vợ vua Tùy Dạng Đế, Sư đã liên tục khắc kinh cho đến khi viên tịch vào năm Trinh Quán 13 (639) đời Đường. Tiếp nối chí nguyện của Sư có các vị Huyền Đạo, Nghi Công, Huệ Tiêm, Huyền Pháp, Khả Nguyên, Hưng Tông, Triệu Tuân Nhân, Đạo Tông, Tông Lý v.v… Toàn bộ Đại Tạng Kinh được khắc xong vào năm Đại An thứ mười (1094) nhà Liêu. Hậu nhân vẫn tiếp tục khắc thêm những bản kinh hoặc trước tác, ngữ lục, chú giải cho mãi đến năm Khang Hy 30 (1691) mới thật sự ngưng khắc.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.