● Là tiếng gọi chung những người được mang tước vị cao nhất trong tước Vương. Bắt đầu từ thời Hán, hoàng tử và anh em của hoàng đế được mang tước Vương. Từ thời Ngụy Tấn, tước Vương được chia ra làm hai loại: Thân vương và Quận Vương. Thân Vương chỉ phong cho hoàng tử và anh em của hoàng đế, Quận Vương dành riêng cho Hoàng Thái Tử. Về sau, Quận Vương được phong cho các văn thần quan trọng (như những người giữ chức Tiết Độ Sứ đời Đường), chứ Thái Tử không còn được gọi là Quận Vương nữa, và tước Quận Vương đương nhiên có Địa Vị thấp hơn Thân Vương. Đời Đường, có lệ: Danh xưng của những vị Thân Vương chỉ có một chữ, còn Quận Vương danh xưng có hai chữ. Chẳng hạn như trước khi lên ngôi, Đường Duệ Tông mang tước Tương Vương, trong khi ấy, Quách Tử Nghi là quyền thần thời đó, được phong là Phần Dương Vương. Đến đời Minh, Thân Vương được phép có ngọc tỷ và vùng đất được phong sẽ gọi là Quốc. Đời nhà Thanh, các Thân Vương được gọi rõ là Thân Vương trong danh xưng. Chẳng hạn như các hoàng tử thường được gọi là Hòa Thạc Thân Vương.
Thân Vương
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội