● Vắng lặng, không xao động. Đây là thuật ngữ mô tả Phật Tánh thường hằng bất biến, không bị ngoại cảnh làm ô nhiễm, biến đổi, thường được diễn tả bằng câu nói “bất sanh, bất diệt, bất nhất, bất nhị, bất tăng, bất giảm, bất cấu, bất tịnh”. Giải thích một cách nông cạn thì Tịch Chiếu là hai mặt của chân tâm, chân tâm thường hằng bất biến, không bị ngoại duyên nhiễm ô, không bị mất đi dù chúng sanh luân hồi bao nhiêu kiếp nên gọi là Tịch (vắng lặng). Công dụng chiếu soi (tức nhận hiểu sự vật vạn pháp) của Tâm được gọi là Chiếu. Chiếu là khả năng nhận biết thông suốt mọi sự. Tuy thông suốt nhưng không chấp trước, không bị ô nhiễm bởi ngoại cảnh nên nói là “tuy chiếu mà thường tịch”, dẫu vắng lặng nhưng không hề mất khả năng thấu hiểu trọn vẹn nên gọi là “tuy tịch nhưng thường chiếu”. Tịch, chiếu đều nói là chẳng, là dùng ngăn hai bên để biểu hiện thật tướng của trung đạo.
Tịch Chiếu
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội