● (giấy Tuyên) là một loại giấy nổi tiếng chuyên dùng trong hội họa cổ của Trung Quốc. Đây là một sản phẩm đặc thù của huyện Kính tỉnh An Huy, có những tính chất rất quý như không giòn gẫy khi để lâu ngày, giữ được màu sắc không phai, và không dễ bị hoen ố bởi thời tiết. Đến thời Tống, các xứ Huy Châu, Trì Châu, Tuyên Châu v.v… đều chế được loại giấy này. Do trong thời ấy, những vùng này đều thuộc về Tuyên Châu Phủ nên loại giấy này được gọi chung là Tuyên Chỉ (giấy Tuyên). Giấy Tuyên được chế bằng vỏ cây Thanh Đàn, pha lẫn với bột của một loại cỏ có tên là Thủy Đạo. Từ đời Tống – Nguyên trở đi, bột giấy còn được pha thêm các loại bột gỗ dó, dâu, tre, hay đay để tạo thành các loại giấy Tuyên khác nhau nhằm tạo hiệu quả sống động cao nhất cho tranh vẽ.
Tuyên Chỉ
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội