● (無著, Asaṅga, 294 – 376) dịch âm là A-tăng-già (阿僧伽), dịch nghĩa là Vô chướng ngại. Ngài là một trong những vị sáng lập Du-già hành phái thuộc Phật Giáo Đại Thừa ở Ấn Độ, sống vào khoảng thế kỷ thứ 4, người vùng Phổ-lỗ-hạ-phổ-lạp (普魯夏普拉, Puruṣapura). Theo Bà-tẩu-bàn-đậu Pháp Sư truyện, cha ngài tên là Kiều-thi-ca, là quốc sư Bà-la-môn. Ngài có 3 anh em đều lấy tên là Bà-tẩu-bàn-đậu (Vasubandhu). Ban đầu, ngài xuất gia với bộ phái Tát-bà-đa (薩婆多, Thuyết nhất thiết hữu bộ) thuộc Tiểu thừa. Nhân tư duy về nghĩa Không mà chẳng ngộ nhập được, ngài muốn tự sát. Bấy giờ, ở phía đông Tỳ-đề-ha có ngài Tân-đầu-la (賓頭羅, Piṇḍola) thuyết giảng về Không quán của Tiểu thừa, ngài vừa nghe pháp thì liền ngộ nhập, nhưng đối với sở ngộ này ngài vẫn chưa thỏa mãn, bèn dùng thần thông bay lên cõi trời Đâu-suất, thọ nhận Không quán của Đại Thừa từ Bồ Tát Di-lặc. Sau đó, ngài lại nhiều lần lên cõi trời này học các nghĩa sâu xa của Đại Thừa như Du-già sư địa luận v.v…, đồng thời nhóm họp đại chúng giảng nói, nhờ đó mà pháp môn Du-già được truyền bá khắp nơi. Ngài tận lực tuyên dương tư tưởng Pháp Tướng của Đại Thừa, lại soạn các luận sớ để giải thích kinh điển Đại Thừa. Người em của ngài là Thế Thân, trước kia theo học với Tiểu thừa, sau nghe lời khuyên của ngài mà quay về với Đại Thừa, cũng tận lực xiển dương giáo nghĩa Đại Thừa. Trước tác của ngài gồm có Kim Cang Bát-nhã luận (金剛般若論, ĐTK 1510), Thuận trung luận (順中論, ĐTK 1565), Nhiếp Đại Thừa luận (ĐTK 1593), Nhiếp Đại Thừa luận bổn (ĐTK 1594), Năng đoạn kim cương Bát-nhã ba-la-mật kinh luận thích (能斷金剛般若波羅蜜多經論釋, ĐTK 1513), Đại Thừa A tỳ đạt ma tập luận (大乘阿毘達磨集論, ĐTK 1605), Hiển dương Thánh giáo luận tụng (顯揚聖教論頌, ĐTK 1603), Lục môn giáo thọ tập định luận (六門教授習定論, ĐTK 1607) và Đại Thừa trang nghiêm kinh luận là bản luận này.
(無著, Asaṅga, 294 – 376) dịch âm là A-tăng-già (阿僧伽), dịch nghĩa là Vô chướng ngại. Ngài là một trong những vị sáng lập Du-già hành phái thuộc Phật Giáo Đại Thừa ở Ấn Độ, sống vào khoảng cuối thế kỉ thứ 4 đầu thế kỉ thứ 5 TL, người vùng Phổ-lỗ-hạ-phổ-lạp (普魯夏普拉, Puruṣapura), người nước Kiền-đà-la (Gandhara), miền Tây Bắc Ấn-độ.
Theo Bà-tẩu-bàn-đậu Pháp Sư truyện, tại kinh thành Bố-lộ-sa-bố-la (Purusa-pura) của nước Kiền-đà-la vào thuở đó, có vị quốc sư họ Kiều-thi-ca (Kausika) thuộc dòng Bà-la-môn, có ba người con trai đều đặt tên là Bà Tẩu Bàn Đậu (Vasubandhu – dịch ra Hán ngữ là Thiên Thân, hay Thế Thân). Ban đầu, ngài xuất gia với bộ phái Tát-bà-đa (薩婆多, Thuyết nhất thiết hữu bộ) thuộc Tiểu thừa. Người con út, tức Bà Tẩu Bàn Đậu đệ tam, xuất gia theo Hữu bộ, chứng quả A-la-hán, lấy tên riêng là Tỉ Lân Trì Bạt Bà (Virincivaisa). Anh kế của Tỉ Lân Trì Bạt Bà là Bà Tẩu Bàn Đậu đệ nhị (tức Thế Thân, tiểu truyện sẽ nói sau). Vô Trước là anh cả, tức Bà Tẩu Bàn Đậu đệ nhất. Ngài là người vốn có căn tánh Bồ- tát, nhưng lúc đầu cũng xuất gia theo Hữu bộ, do tu định mà chứng quả Li dục; nhân vì tư duy về giáo nghĩa “không” mà không thâm nhập được, nên muốn tự sát. Bấy giờ có A-la-hán Tân Đầu La (賓頭羅, Pindola) từ Đông Thắng-thân châu (Videha) đến kịp lúc, giảng giải cho ngài về pháp môn “không quán” của tiểu thừa. Ngài vừa nghe liền chứng nhập được giáo nghĩa này; tuy vậy, ngài vẫn chưa thấy vừa ý, bèn dùng thần thông bay lên cõi trời Đâu-suất, thọ nhận Không quán của Đại Thừa từ Bồ Tát Di-lặc. Sau đó, ngài lại nhiều lần lên cõi trời này học các nghĩa sâu xa của Đại Thừa như Du-già sư địa luận v.v…Và cũng theo truyền thuyết, sau đó ngài còn thỉnh đức Di Lặc giáng thế (tại một ngôi giảng đường lớn ở nước A-du-xà) để tiếp tục giảng nói cho ngài các giáo nghĩa sâu xa của kinh luận đại thừa, như Thập Thất Địa Kinh, Du Già Sư Địa Luận, Phân Biệt Du Già Luận, Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, Biện Trung Biên Luận.
(Theo truyền thuyết là như vậy, nhưng các học giả Phật giáo ngày nay đều tin rằng, Bồ-tát Di Lặc là một vị đại luận sư của Phật giáo đại thừa Ấn-độ, xuất hiện khoảng 900 năm sau ngày Phật nhập diệt. Đó là bậc thầy lỗi lạc của Bồ-tát Vô Trước; và rất có thể, vì quá kính trọng bậc thầy của mình mà Bồ-tát Vô Trước đã tôn gọi ngài với danh xưng Di Lặc, coi ngài như là hóa thân của đức Di Lặc, vị “Bồ-tát bổ xứ” hiện ngự trên cung trời Đâu-suất. Và vì đại luận sư Di Lặc lập đạo tràng rộng lớn tại nước A-du-xà, cho nên ngài Vô Trước cũng đến đây cư ngụ để được trực tiếp học đạo với thầy mình, rồi kế thế thầy hoằng dương giáo pháp đại thừa.)
Truyền thuyết trên cũng nói rằng, tại đạo tràng A-du-xà, đức Di Lặc đã trực tiếp truyền giảng giáo pháp cho ngài Vô Trước; và do có định lực thâm sâu, ngài Vô Trước đã thông hiểu trọn vẹn và nhớ kĩ tất cả những gì thầy đã trao truyền, rồi lại đem những giáo pháp ấy truyền giảng lại cho mọi người. Từ đó mà pháp môn Du Già của Phật giáo đại thừa được truyền bá khắp bốn phương.
Ngài tận lực tuyên dương tư tưởng Pháp Tướng của Đại Thừa, lại soạn các luận sớ để giải thích kinh điển Đại Thừa. Người em của ngài là Thế Thân, trước kia theo học với Tiểu thừa, sau nghe lời khuyên của ngài mà quay về với Đại Thừa, cũng tận lực xiển dương giáo nghĩa Đại Thừa. Trước tác của ngài gồm có Kim Cang Bát-nhã luận (金剛般若論, ĐTK 1510), Thuận trung luận (順中論, ĐTK 1565), Nhiếp Đại Thừa luận (ĐTK 1593), Nhiếp Đại Thừa luận bổn (ĐTK 1594), Năng đoạn kim cương Bát-nhã ba-la-mật kinh luận thích (能斷金剛般若波羅蜜多經論釋, ĐTK 1513), Đại Thừa A tỳ đạt ma tập luận (大乘阿毘達磨集論, ĐTK 1605), Hiển dương Thánh giáo luận tụng (顯揚聖教論頌, ĐTK 1603), Lục môn giáo thọ tập định luận (六門教授習定論, ĐTK 1607) và Đại Thừa trang nghiêm kinh luận. Cuối đời, ngài đã trở về quê nhà để tĩnh cư, và viên tịch năm 75 tuổi.
● Tâm không chấp trước, không vướng mắc một nơi nào, rộng rãi thênh thang như hư không. Công phu tu tập trọn vẹn phải gồm cả tu phước đức và tu trí tuệ. Có tu trí tuệ thì mới thấy rõ thật tướng của vạn pháp (tức là giác ngộ). Vậy mà việc tu trí tuệ cũng có thể bị vướng mắc – như vướng mắc vào cái được gọi là “đắc” chẳng hạn. Cho nên hành giả cần phải tránh bất cứ sự “vướng mắc” gì, mới mong tiến đến chỗ “trí tuệ ba la mật”
● Tức Hàng châu Vô Trước Văn Hỉ thiền sư là người truyền thừa của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch.