● Là một bộ biên niên sử từ thời Tiên Tần (trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa), chép về lịch sử Nước Lỗ từ năm đầu thời Lỗ Ẩn Công (722 trước Công Nguyên) cho đến năm thứ mười bốn đời Lỗ Ai Công (481 trước Công Nguyên), tức là trải khắp mười hai đời vua Nước Lỗ. Đây là một bộ biên niên sử sớm nhất tại Trung Hoa. Sở dĩ có tên gọi là Xuân Thu vì thời đó, đa phần các sự kiện quan trọng, các đại lễ được tiến hành vào hai mùa Xuân và Thu, nên từ ngữ Xuân Thu dần dần được dùng để chỉ chung các sách vở ghi chép các sự kiện quan trọng của một đất nước vào thời đó. Theo truyền thống, kinh Xuân Thu được coi là do Khổng Tử trước tác, nhưng theo các nhà nghiên cứu, với khối lượng sự kiện được ghi trong ấy, tác phẩm này phải là công trình biên soạn và chỉnh lý của nhiều người, tuy mỗi sự kiện được ghi rất vắn tắt chỉ vài dòng. Khổng Tử được coi như kỳ lân trong loài người (theo truyền thuyết khi sắp sinh ra Ngài, thân mẫu mộng thấy kỳ lân. Khi hiệu đính bộ sử này, Ngài nghe tin ngoài đồng bắt được kỳ lân bèn ngưng không viết tiếp), nên bộ sử do Ngài san định được gọi là Lân Kinh. Sách được Nho gia tôn trọng xếp vào một trong Ngũ kinh, gọi là Kinh Xuân Thu.
Xuân Thu
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội