● Trước khi ngài Huyền Trang dịch kinh Đại Bát Nhã đã có rất nhiều hội trong bộ này được dịch riêng lẻ. Có thể nói không sai là toàn bộ những bản kinh nào có chữ Bát Nhã trong tựa đề đều là một hội của kinh Đại Bát Nhã. Kinh Kim Cang (Vájra-cchedikā-prajñā-pāramitā-sūtra) hiện thời còn giữ được sáu bản dịch
1.Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, do ngài Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần. Đây là bản được lưu hành rộng rãi nhất từ xưa đến nay.
2.Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch vào đời Đường.
3.Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Chân Đế dịch vào đời Tùy.
4.Kim Cang Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Đạt Ma Cấp Đa dịch vào đời Tùy.
5.Năng Đoạn Kim Cang Hội tức hội thứ chín trong kinh Đại Bát Nhã do ngài Huyền Trang dịch vào đời Đường.
6.Phật Thuyết Năng Đoạn Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh do ngài Nghĩa Tịnh dịch vào đời Đường.
Nguyên văn “tùng yên mặc”. Thành phần chủ yếu của loại mực này là mồ hóng (bồ hóng) thu được do đốt gỗ tùng, thêm vảo băng phiến (long não, borneol), xạ hương hòa với chất a giao (chất keo từ da trâu hầm),