● (418-514), sống vào thời Nam Triều, còn được gọi là Bảo Chí hoặc Chí Công hòa thượng. Sư người huyện Kim Thành, Nam Quân, Thiểm Tây, họ là Châu. Xuất Gia từ nhỏ, theo ngài Tăng Kiệm tu tập Thiền Định. Vào niên hiệu Thái Thủy (466-471) đời Lưu Tống, Sư đến Đô Ấp, không ở nơi nào nhất định, thường hay nói thơ, có những lời lẽ tựa hồ sấm ký. Dân chúng chen nhau đến hỏi việc họa phước. Tề Vũ Đế cho là Sư mê hoặc quần chúng nên bắt giam, nhưng cứ thấy Sư ngày ngày rong chơi ngoài phố. Vào trong ngục xem vẫn thấy Sư nằm đó. Vua nghe vậy, bèn đón vào vườn hoa cho ở trong ấy, cấm không được ra; nhưng vẫn thấy Sư hằng ngày dạo khắp các chùa Long Quang, Kế Tân, Hưng Hoàng, Tịnh Danh v.v… Đến khi Lương Võ Đế sáng lập triều đại, mới bỏ lệnh giam. Sư thường luận Phật pháp rất nhiều với vua. Sư thị tịch tháng Chạp năm Thiên Giám 13, thọ 96 tuổi. Vua sai an táng tại đồi Độc Long thuộc Chung Sơn, dựng chùa Khai Thiện cạnh mộ tháp, ban thụy hiệu là Quảng Tế đại sư. Các đời vua về sau đều phong tặng thụy hiệu như Diệu Giác đại sư, Đạo Lâm Chân Giác Bồ Tát, Từ Ứng Huệ Cảm đại sư v.v… Căn cứ trên những ghi chép về những pháp ngữ của Sư, sách Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải kết luận ý chỉ của Sư ngầm hợp tông chỉ nhà Thiền. Sư cũng là người chủ biên công việc biên soạn bộ sám đồ sộ Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp (thường gọi là Lương Hoàng Sám).
Bảo Công
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội