● (Nisīdana), thường được phiên là Ni Sư Đàn, hoặc Ni Sư Đát Na, Nĩnh Sử Na Nẵng, dịch nghĩa là phu cụ, phố cụ, tọa cụ, tọa y, tùy tọa y v.v… đều có nghĩa là đồ trải ra trên mặt đất để ngồi hay nằm với mục đích tránh các loại côn trùng bò lên cắn chích thân thể, và giữ cho ba y khỏi bị lấm dơ. Giống như ba y, tọa cụ chỉ dùng hoại sắc, tức những màu úa. Tọa Cụ thường may như một tấm chăn to, dùng vải cũ viền quanh mép, may thành hai ba lớp, hay được chế từ y cũ. Theo luật định, kích thước của tọa dài chừng 4 thước tám tấc, rộng ba thước sáu tấc (thước Tàu, hiện nay là một tấm thảm hình vuông, mỗi cạnh độ 80 cm). Tuy thế, khi đạo Phật truyền xuống Nam Ấn, chư Tăng thường dùng ngọa cụ vắt vai, như khi đi khất thực hoặc bố-tát (tụng giới), chư Tăng sĩ Tích Lan, Thái Lan hiện nay vẫn khoác chéo ngọa cụ lên vai, rồi dùng đai lưng buộc lại. Đến khi truyền sang Trung Hoa, tọa cụ biến thành một dụng cụ để lễ bái, trước khi lễ, vị tăng cầm tọa cụ giơ lên trước Phật, xá một lần, rồi mở tọa cụ ra (gọi là “triển cụ”), đặt xuống bục quỳ, lễ xong, lại xếp tọa cụ, giơ lên xá, rồi vắt lên tay. Bách Trượng Thanh Quy đã quy định rất chặt chẽ về nghi thức “triển cụ” trong khi lễ bái, nhất là khi cử hành các pháp sự lớn như Diệm Khẩu, Thủy Lục, Trai Tăng, Truyền Giới. Ở đây, Tổ có ý chê tọa cụ bị dùng sai mục đích, cũng như khuyên ông Thái Tích Đỉnh đừng chấp trước cứ nhất thiết phải đắp y, triển cụ trong khi lễ bái.
Tọa Cụ
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội