● Chỉ cho ba nghĩa của Như Lai Tàng, tức chỉ cho Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm bị che lấp ở trong thân tạp nhiễm của tất cả hữu tình chúng sanh.
A- Y theo những lời trong Đại Thừa Chỉ Quán Pháp Môn quyển 1 nói thì : Như Lai Tàng có 3 nghĩa:
1- Năng Tàng: Pháp Thân của Quả đức cùng với Tịnh tâm của Tánh tịnh nó bao hàm cả hai tánh nhiễm tịnh và hai sự nhiễm tịnh, mà không có sự phòng hộ nào.
2- Sở Tàng: Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm bị vô minh che phủ.
3- Năng Sanh : Tâm Thể nầy đầy đủ những tác dụng của hai tánh nhiễm tịnh mà có ra hai thứ sức huân tập nhiễm tịnh, hay sanh ra các pháp thế gian và các pháp xuất thế gian.
B- Y vào Kinh Viên Giác Lược Sớ quyển thượng nói : Như Lai Tàng là chỉ cho Pháp Thân của Như Lai, có đủ ba nghĩa như sau:
1- Ẩn Phú: Nghĩa là Pháp Thân của Như Lai bị ẩn khuất ở trong phiền não sanh tử, như vàng thật bị rớt vào vật ô uế.
2- Hàm Nhiếp: Pháp Thân của Như Lai gồm nhiếp trọn hết những Công Đức của thân tướng, của quốc độ, của vô lượng thần thông đại dụng, cũng gồm nhiếp trọn hết tất cả chúng sanh; những thứ đó đều gồm nhiếp ở trong nội tạng Như Lai.
3- Xuất Sanh: Cứ theo lúc Ngộ mà nói : Pháp Thân của Như Lai đã bao gồm hết các Đức (chúng Đức), được liễu đạt chứng nhập, tức có năng lực xuất sanh